Hiện tại, thời điểm 2 loại vaccine này có mặt trên thị trường vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Công ty công nghệ sinh học Bharat của Ấn Độ có thể sẽ trở thành “người hùng” của thế giới khi tuyên bố họ đã chuẩn bị sẵn sàng không chỉ 1 mà tới 2 loại vaccine đặc chủng dành cho virus Zika – được giới chuyên môn cho rằng là tác nhân gây ra tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện nay ở nhiều nước đặc biệt là Brazil. Điều đặc biệt là Bharat đã tiến hành nghiên cứu về Zika từ tháng 11/2014, trong khi đó thời điểm bùng phát số lượng bệnh nhân nhiễm Zika tại Brazil là tháng 4/2015.
Người sáng lập ra Bharat đồng thời là CEO của công ty, ông Krishna Ella, cho biết ông và đồng nghiệp vốn không lường trước được Zika đã trở thành đại dịch như hiện nay, những nghiên cứu về 2 loại vaccine mới được thực hiện khi Zika để lại nhiều triệu chứng giống hệt như sốt xuất huyết và chikungunya, hai bệnh nhiễm trùng do muỗi truyền được phổ biến ở Ấn Độ. Các bác sỹ thường rất khó phân biệt được chúng nên Bharat đã bắt tay vào việc điều chế ra vaccine mới đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, và đây chính là lúc thế giới cần chúng nhất.
Ngay từ khi dịch Zika bùng phát trên toàn cầu, rất nhiều công ty đã tham gia vào việc điều chế loại vaccine đặc chủng đối với căn bệnh này như Sanofi của Pháp và Takeda của Nhật Bản. Mặc dù vậy, Bharat lại chính là cái tên đầu tiên nộp bằng sáng chế cho phát minh này. Thậm chí, Krishna Ella cho biết chính công ty của là những người đầu tiên thành công trong việc nghiên cứu mã gen của virus chikungunya vòa năm 2007, mặc dù vậy vẫn không có nhiều sự thừa nhận quốc tế đối với các công ty Ấn Độ.
Người sáng lập ra Bharat đồng thời là CEO của công ty, ông Krishna Ella.
Quay trở lại chủ đề chính, 2 loạ vaccine mới này bao gồm: loại vaccine tái tổ hợp dựa trên ADN của virus Zika có thể sản xuất với số lượng lớn nhưng hiệu quả đề kháng không tốt như loại thứ 2 – phiên bản đã vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm của virus Zika và mặc dù hiệu quả đề kháng tốt hơn nhưng khó điều chế hơn và vẫn có nguy cơ rủi ro về một phản ứng kháng thuốc của cơ thể. Theo Krishna Ella, ông tin tưởng vào khả năng thành công của loại vaccine thứ 2 hơn.
Hiện tại, thời điểm 2 loại vaccine này có mặt trên thị trường vẫn chưa được xác định rõ ràng. Krishna Ella cho biết hiện ông đã làm việc với các cơ quan y tế của Ấn Độ để đẩy nhanh quá tình thử nghiệm lâm sang trên người, mặc dù cũng sẽ phải mất vài năm. Ngay sau khi được phê duyệt, Bharat có thể xuất xưởng hàng triệu liều vaccine trong vòng vài tháng. Đối với Ấn Độ, nguy cơ xảy ra dịch Zika vẫn còn quá sớm để nhận định là nó có thể xảy ra hay không nhưng với việc virus này lan truyền nhờ muỗi Aedes – xuất hiện nhiều ở quốc gia Nam Á này – thì chuẩn bị biện pháp đối phó từ bây giờ là hoàn toàn hợp lý.
Thực tế, điều chế vaccine là một thị trường khó khăn cho các công ty dược phẩm giống như sản xuất thuốc khi mà tỷ lệ thành công thấp và chi phí không hề rẻ. Sau đó, khi vaccine đã sẵn sàng thì doanh thu của nó cũng khá hạn chế vì vai trò của vaccine chỉ là ngăn chặn một cá thể bị nhiễm bệnh chứ không phải điều trị liên tục để người tiêu dùng phải mua chúng trong thời gian dài. Lợi thế của Bharat là họ đã dự phòng sẵn nguy cơ từ một căn bệnh tưởng chừng như bị lãng quên Hiện nay, công ty này có doanh thu hàng năm khoảng 100 triệu USD. Ngoài ra, Bharat nắm giữ 50 bằng sáng chế và là nhà cung cấp hơn 3 tỷ liều vaccine ở hơn 65 quốc gia.
Thậm chí, Bharat từng nhận được tiền viện trợ cho nghiên cứu và phát triển từ các tổ chức từ thiện, chẳng hạn như Gates Foundation của tỷ phí Bill Gates hay các chính phủ cua nhiều nước như Ấn Độ, Na Uy và Anh. Vào tháng 3/2015, Bharat đã tung ra vaccine Rotavac, được sử dụng để điều trị tiêu chảy do rotavirus gây ra. Mặc dù vậy trong ngành công nghiệp dược phẩm, thuốc của Ấn Độ thường bị chỉ trích bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). CEO Krishna Ella, vốn là tiến sỹ hóa sinh của đại học Wisconsin-Madison, tin rằng nếu vaccine Zika của Bharat thành công trong việc thử nghiệm, nó sẽ không phải đối mặt với bất kỳ thách thức ở nước ngoài vì việc sản xuất đều dựa trên tiêu chuẩn quốc tế.
Tham khảo Quatz
Nguồn: GenK
Chưa có bình luận.