Thứ Năm, 17/12/2015 | 16:00

Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại dễ mắc bệnh ung thư đến vậy.

Một báo cáo mới được công bố bởi đại học Stony Brook (New York) cho thấy cứ 10 bệnh ung thư thì có tới 9 loại được hình thành do những yếu tố tác động bên ngoài như môi trường sống hoặc thói quen sinh hoạt của con người. Thậm chí, các nhà khoa học còn chỉ ra những tác nhân chủ đạo gây ra bệnh ung thu bao gồm uống rượu, hút thuốc, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và ô nhiễm không khí.

9/10 bệnh ung thư là do lối sống buông thả và ô nhiễm môi trường

Trước đó, một nghiên cứu khác của đại học John Hopkins đã chỉ ra rằng đột biến tế bào ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của những khối u. Lúc đó các nhà khoa học gọi nó là “hội chứng may rủi” do tính ngẫu nhiên cứ nó. Mặc dù vậy, dựa trên kết quả này, các chuyên gia về di truyền học và ung thư tại trường Stony Brook đã khẳng định các tác nhân bên ngoài mới là lý do cho việc các căn bệnh ung thư phát triển một cách khó đoán trước. Thậm chí, một số bệnh ung thư sẽ trở nên dễ phòng tránh hơn nhờ phát hiện này khi mà những tác nhân gây hại đã được xác định rõ ràng.

Phát hiện này đã thực sự gây chấn động trong giới khoa học khi mà chỉ cần loại bỏ những tác nhân bên ngoài có hại là con người đủ sức đẩy lùi hầu hết mọi bệnh ung thư, ví dụ như không bao giờ hút thuốc sẽ giảm được nguy cơ mắc ung thư phổi hoặc ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, giáo sư Kevin McConway – một chuyên gia thống kê người Anh – đã kết luận rằng khoảng 70% đến 90% các loại bệnh ung thư sẽ không bao giờ xuất hiện nếu một người có lối sống lành mạnh, loại bỏ hầu hết các tác nhân gây hại từ môi trường. Điều này khiến chính nghiên cứu của đại học John Hopkins nhắc đến phía trên trở nên vô dụng khi đề cập đến việc 65% bệnh ung thư là không thể tránh khỏi vì những đột biến xảy ra trong quá tình phân chia tế bào là hoàn toàn năm ngoài sự kiểm soát của con người.

Các chuyên gia nghiên cứu của đại học Stony Brook cho rằng tỷ lệ mắc ung thư không thể chỉ giải thích bằng việc các đột biến ngẫu nhiên, bởi vì nếu như vậy thì sẽ có rất ít trường hợp mắc ung thư khi mà hiện tượng đột biến thường xảy ra với một tỷ lệ rất nhỏ. Thêm vào đó, tiến sỹ Yusuf Hannun – giám đốc Trung tâm nghiên cứu ung thư Stony Brook – khẳng định: “Chúng tôi đã tìm ra bằng chứng cho thấy những yếu tố di truyền, sinh học bên trong cơ thể con người chỉ là một phần nhỏ trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh ung thư”. Cụ thể, đội ngũ nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về những người nhập cư di chuyển từ những khu vực có tỷ lệ mắc ung thư thấp đến những nơi có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn thì các khối u sẽ có tốc độ phát triển tương tự như những người đã sống sẵn ở đó.

9/10 bệnh ung thư là do lối sống buông thả và ô nhiễm môi trường

Thêm vào đó, báo cáo này chỉ ra 75% nguy cơ dẫn tới ung thư trực tràng là do chế độ ăn uống, 86% nguy cơ ung thư da đến từ việc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng Mặt Trời. Thậm chí, 75% các bệnh ung thư liên quan đến não và cổ là đến từ thuốc là và rượu. Mặc dù vẫn có những bệnh ung thư chỉ xuất hiện ra đột biến di truyền nhưng con số thống kê là quá nhỏ so với tác động của môi trường bên ngoài và thói quen sinh hoạt.

Kết quả nghiên cứu này đã khiến chương trình nghiên cứu tác động của gen đến ung thư do chính phủ Anh tài trợ mang tên “100.000 Genome Project” bỗng dưng trở nên vô dụng. Thậm chí, với 330.000 người được chẩn đoán mắc ung thư mỗi năm và 161.000 tử vong vì ung thư hàng năm của Viện nghiên cứu Ung thư Anh Quốc thì nghiên cứu mới rất có thể sẽ giúp giảm thiểu những con số thống kê này.

Giáo sư chuyên ngành Ung thư và Dịch tễ của đại học Cambridge, ông Paul Pharoah, khẳng định mặc dù nghiên cứu này không có tác động thực sự đến pháp đồ điều trị ung thư hiện nay nhưng các bác sỹ đã có thêm cơ sở để biết được nguyên nhân của các bệnh ung thư một cách cụ thể hơn, thậm chí là người dân có thể tự hạn chế nguy cơ mắc ung thư của chính mình nếu có một lối sống lành mạnh.

Tham khảo Telegraph

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook