Trầm cảm – một căn bệnh giấu mặt nguy hiểm đang được chúng ta xem nhẹ để rồi giết chết tâm hồn và thể xác của con người một cách âm thầm.
Theo các chuyên gia tâm lý, trầm cảm là một căn bệnh rất nghiêm trọng. Nhưng nó lại đang bị nhầm lẫn với sự mệt mỏi thông thường mà chúng ta hay gặp.
Trầm cảm thường giấu mình sau những hình ảnh tươi vui, hạnh phúc của mỗi con người. Và chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác mức độ trầm cảm, tuy nhiên, dựa vào những dấu hiệu bên dưới đây, bạn cũng có thể nhận ra việc mình có đang bị “rối loạn cảm xúc” hay không.
1. Hạnh phúc vô bờ
Đây có lẽ là dấu hiệu nghiêm trọng nhất và thường thấy nhất của bệnh trầm cảm. Những người mắc bệnh thường cố gắng giấu đi sự chán nản của mình sau một khuôn mặt tươi cười. Họ thực sự sống như một người yêu đời và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống. Họ tránh xa những cuộc đối thoại nghiêm túc nhưng lại cười vui vẻ khi bắt gặp một việc gì khó khăn.
2. Nghiêm trọng hóa bệnh thành tích
Những người trầm cảm thường có xu hướng nghiện công việc hơn mọi thứ xung quanh, họ luôn cố gắng thu thập những thành tích tốt nhất cho mình để xua tan ý nghĩ sống vô ích mà họ có thể mắc phải nếu như ngừng làm việc ngừng cống hiến. Lâu dài thành tích biến thành áp lực, đưa dẫn họ vào một bức tường. Ở đó chỉ cần họ làm không tốt một lần thôi cũng đủ khiến họ chán nản và tuyệt vọng.
3. Trật tự
Một người trầm cảm thường khó chịu khi thấy ai đó sống không gọn gàng, nhưng thay vì nói ra để người khác có thể thay đổi thì họ lại im lặng và tự hỏi bản thân mình rằng:” Sao mọi thứ lại không trật tự vậy, nó cứ luôn bất ổn”. Họ luôn như thế đến một ngày, những câu hỏi đó biến thành nỗi ám ảnh trong họ và họ tự trách bản thân mình tại sao không khiến người khác sống tốt hơn, theo thời gian tạo thành áp lực vô hình khến họ ghét bản thân mình và tìm đến những hành động tiêu cực nhất.
4. Tự đưa mình vào khó khăn
Những người trầm cảm thường hay tự đi tìm cho mình một câu trả lời về những việc họ không thể làm được, họ luôn suy nghĩ bản thân phải tìm ra được nguyên do để giải quyết các vấn đề của mình. Nhưng càng tìm họ càng rơi vào hố sâu của sự bế tắc, thay vì hành động thì họ vẫn cứ nói với chính bản thân mình.
5. Bệnh tâm thần
Thực chất, chán nản, hay khó chịu về căn bệnh của mình thường là những dấu hiệu về sức khỏe rất bình thường. Tuy nhiên, đau đớn trong cơ thể lại không bộc lộ ra bên ngoài mà lại âm thầm lo lắng và căng thẳng bên trong mới thật sự đáng sợ, lo sợ chồng chất lo sợ sẽ khiến thần kinh bất ổn, về lâu dài sẽ dẩn đến trầm cảm nặng.
6. Mất cảm xúc thật
Những người bị trầm cảm thường giải thích một việc vừa mới xảy ra theo một cách khác người bình thường. Trong đám đông, họ luôn nói đồng ý chứ không bày tỏ ý kiến và mong muốn của bản thân. Thậm chí họ còn không có một chút cảm xúc nào khi nhìn thấy một người chết trước mặt hay có người thân vừa mới mất.
7. Tìm kiếm lý do
Những người trầm cảm thường sử dụng những câu nói bào chữa cho bản thân để để che đi những ham muốn và nỗi buồn thực sự của họ. Họ sẽ tìm ra những câu chuyện thật hợp lý để tất cả mọi người nghe theo và đồng cảm với họ, để không ai có thể nhận ra sự thay đổi thật sự bên trong họ là gì.
8. Tư duy triết học
Những người bị trầm cảm, thường cố gắng nói về các chủ đề triết học và hay sử dụng các câu nói trừu tượng như “Những chuyện ấy luôn xảy ra với tôi“, thay vì “Tôi không ngủ đủ giấc.” “Không có ý nghĩa gì cả,” thay vì “Tôi nghĩ tôi cần phải thay đổi một số điều ở mình.”. Các nhà tâm lý học cho rằng người càng xác định tư tưởng sống của mình một cách mơ hồ không có chủ đích thường mưu cầu hạnh phúc cao hơn từ đó dẫn đến việc thất vọng và chán nản với cuộc sống nhiều hơn khi xảy ra điều gì đó không như ý muốn.
Làm thế nào để chúng ta có thể giúp những người mắc bệnh trầm cảm hay giải thoát cho chính bản thân mình nếu không may mắc phải?
– Nếu bạn nhận ra sớm một người thân trong gia đình hay một người bạn quan trọng đang thật sự chán nản với cuộc sống, hãy cố gắng nói chuyện với họ về sức khoẻ và các vấn đề mà họ đang gặp phải. Nếu họ từ chối sự giúp đỡ của bạn, hãy âm thầm theo dõi hành vi của họ để kịp thời cứu họ một lần nữa.
– Tránh nói những từ an ủi như “vui lên”, “dừng lại” và “bình tĩnh nào”. Hay những câu bông đùa thường ngày vì họ thật sự không suy nghĩ một cách thoáng như người bình thường khi nghe bạn nói những điều ấy.
Hãy chú ý nhiều hơn những gì họ nói, họ viết trên Facebook, Instagram thậm chí những cử chỉ khi họ chụp ảnh với bạn bè và người thân. Vì tất cả đều đang ẩn chứa một suy nghĩ tiêu cực.
Video: Dòng trang sức đặc biệt giúp các mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh
Theo Infornet
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.