Cách nào để điều trị bệnh đục thủy tinh thể; dùng nước muối sinh lý đã đủ để bảo vệ mắt; tổn hại võng mạc có chữa khỏi không; cải thiện chứng mỏi mắt thế nào… là những câu hỏi được nhiều độc giả VnExpress gửi tới các bác sĩ chuyên khoa mắt.
Một tuần diễn ra chương trình tư vấn “Chăm sóc, phòng và điều trị bệnh mắt” (từ ngày 14-19/12), 4 chuyên gia đã tiếp nhận hơn 2.000 câu hỏi từ độc giả. Trong đó, 49% người hỏi là nhân viên văn phòng, sử dụng nhiều máy tính. 52% số người tham gia chương trình cho biết mình có các triệu chứng nhìn mờ, nhòe, chói sáng, sai màu, nhìn đôi, nhìn có đám mây, nhìn hình méo mó… Đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa hoàng điểm (tổn thương võng mạc) và bệnh đục thủy tinh thể.
Khi cho biết về biện pháp tự chăm sóc, có khoảng 35% số người đề cập đến việc dùng nước muối sinh lý – nước mắt nhân tạo ở nhà và đeo kính râm khi ra ngoài trời mỗi khi gặp các triệu chứng khô mắt, đau nhức, cộm xốn… Các chuyên gia nhận định, bệnh lý về mắt, đặc biệt là những bệnh dễ gây suy giảm thị lực, mù lòa như thoái hóa võng mạc, hoàng điểm, đục thủy tinh thể… ngày càng trẻ hóa. Trong khi đó, việc chăm sóc, phòng và điều trị còn rất nhiều vấn đề đang bị bỏ ngỏ, khiến tỷ lệ bệnh mắt gia tăng.
Dưới đây là 5 vấn đề được quan tâm nhiều nhất:
Đeo kính râm, dùng nước muối sinh lý đã đủ bảo vệ mắt chưa?
Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hóa chất độc hại, nhiều độc giả, đặc biệt là những người sống ở đô thị lớn băn khoăn không biết các cách trên đã giúp chăm sóc và bảo vệ mắt tốt. Trả lời các câu hỏi này, các chuyên gia nhận định, đeo kính râm, nhỏ nước muối sinh lý (nước mắt nhân tạo)… cũng là những biện pháp nên làm tuy nhiên chỉ giúp bảo vệ mắt một cách cơ học bên ngoài. Trong khi đó, trước sự lão hóa và tấn công liên tục của các yếu tố gây hại như khói bụi, nguồn nước bẩn, tia cực tím, ánh sáng xanh, việc bảo vệ mắt chỉ có tác dụng tối ưu nếu tác động từ bên trong, ở cấp độ tế bào bằng cách bảo vệ 2 bộ phận quan trọng đóng vai trò đảm bảo thị lực của mắt là thủy tinh thể và võng mạc.
Tuổi tác, ô nhiễm môi trường và ánh sáng xanh là 3 yếu tố hàng đầu làm mắt lão hóa nhanh và gia tăng các bệnh về mắt. |
Cách nào chữa trị và làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể?
Các câu hỏi về đục thủy tinh thể cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Độc giả quan tâm rất nhiều đến cách chữa trị và làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể, hạn chế việc phẫu thuật đặt thủy tinh thể nhân tạo. Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Phương Thu, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Phương Nam cho biết dưới tác động của các yếu tố gây hại, cấu trúc của các protein trong thủy tinh thể sẽ bị biến tính, không còn mềm dẻo, linh hoạt điều chỉnh độ dày, mỏng để tiếp nhận ánh sáng mà dần trở nên mờ đục, dẫn đến suy giảm thị lực, thủy tinh thể đục nặng buộc phải phẫu thuật.
Tiến sĩ Phương Thu khuyến cáo, việc phòng ngừa đục thủy tinh thể và làm chậm tiến triển của bệnh không khó nếu người bệnh biết cách chăm sóc, bảo vệ sự ổn định cấu trúc và thành phần của các protein cấu tạo nên bộ phận này ngay từ sớm.
Thoái hóa, tổn thương võng mạc có chữa được không?
Không ít độc giả đi khám và được chẩn đoán mắc các bệnh võng mạc hoặc đang có dấu hiệu thoái hóa, tổn thương võng mạc băn khoăn về cách điều trị và chăm sóc mắt. Theo giáo sư, tiến sĩ Lê Minh Thông – Phó trưởng Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP HCM, Phó chủ tịch Hội Nhãn khoa TP HCM, thoái hóa võng mạc là một trong những bệnh mắt nguy hiểm hàng đầu, nguy cơ cao dẫn tới mù lòa. Ngay cả khi thủy tinh thể còn tốt hoặc đã phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo mà võng mạc gặp tổn thương, suy thoái thì khả năng thị lực cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc sẽ mù vĩnh viễn. Giáo sư Thông khuyến cáo, việc chủ động bảo vệ mắt, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE và võng mạc đóng vai trò quyết định thị lực của mắt.
Ánh sáng xanh từ thiết bị màn hình không chỉ gây ra Hội chứng thị giác màn hình mà còn gây tổn thương võng mạc, lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE… |
Cải thiện tình trạng nhức mỏi mắt thế nào khi tiếp xúc nhiều với máy tính, tivi, điện thoại?
Có đến 49% độc giả tham gia tư vấn lần này là nhân viên văn phòng, thường xuyên làm việc với máy tính cho biết mình thường xuyên gặp phải thường là mỏi mắt, nhìn mờ, khô, chảy nước mắt, có lúc đau rát khó chịu… Theo thạc sĩ, bác sĩ Vũ Thị Thanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội là do ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây ra hội chứng thị giác màn hình đồng thời tác động lên hệ thần kinh gây mất ngủ, lâu dần khiến chức năng thị lực suy giảm và đặc biệt là đối mặt với nguy cơ bị thoái hóa, tổn thương võng mạc, hoàng điểm cũng do tác động trực tiếp của ánh sáng xanh nguy hại từ các thiết bị màn hình này.
Do đó, những trường hợp này nên thay đổi thói quen làm việc, hạn chế tác động của ánh sáng xanh nguy hại bằng cách chủ động chăm sóc, bảo vệ mắt ngay từ bên trong bằng các dưỡng chất chuyên biệt giúp tăng Thioredoxin, bảo vệ thủy tinh thể và tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE.
Theo hướng tác động này, hiện tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ loại bông cải xanh giàu Sulforaphane) được chứng minh có tác dụng tăng cường Thioredoxin hiệu quả, giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, tế bào thị giác và thủy tinh thể, giúp tăng tuổi thọ cho mắt. Ngoài ra các chuyên gia khuyến cáo nên kê máy tính ở khoảng cách hợp lý, áp dụng luật 20-20-20 và cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 45 phút tập trung làm việc để giảm các triệu chứng khó chịu.
Tinh chất Broccophane thiên nhiên trong WIT có tác dụng tăng cường Thioredoxin ưu việt, giúp nuôi dưỡng mắt từ bên trong, phòng tránh các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm; ngăn tác hại của ánh sáng xanh và cải thiện các triệu chứng đau nhức, mỏi, khô mắt, suy giảm thị lực… |
Vì sao đã phẫu thuật thay thủy tinh thể, mổ cận thị mà mắt vẫn nhìn mờ, đau nhức?
Đây là mối quan tâm hàng đầu của nhiều độc giả sau khi áp dụng các phương pháp phẫu thuật chữa bệnh mắt. Theo Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Như Hơn, Nguyên Giám đốc Bệnh viện mắt Trung ương, mắt mờ sau khi phẫu thuật chữa cận thị do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, có thể là do mắt phải làm việc quá nhiều với máy tính, xem tivi nhiều. Muốn giảm thiểu trường hợp này cần phải có chế độ chăm sóc mắt hợp lý như làm việc và nghỉ ngơi phù hợp và chớp mắt thường xuyên; giữ khoảng cách hợp lý giữa mắt và màn hình máy tính; tránh căng thẳng, áp lực. Đặc biệt, nên chú ý bổ sung các dưỡng chất đặc biệt để bảo vệ mắt từ bên trong, phòng ngừa các bệnh mắt nguy hiểm vì sau phẫu thuật, cận thị vẫn có thể bị tái cận và dễ mắc thêm các bệnh lý khác như bong võng mạc, đục thể thủy tinh.
Đối với trường hợp phẫu thuật thay thủy tinh thể mà mắt vẫn còn mờ, Giáo sư Hơn cho rằng đó rất có thể là mắt còn một bệnh lý khác như đục bao sao, tổn thương võng mạc… nên phải đi khám để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Xem cơ chế bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc
Thu Ngân
Nguồn: VnExpress
Chưa có bình luận.