Theo các chuyên gia, căn bệnh này thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, có nghĩa là nồng độ các chất mỡ trong máu tăng bao gồm cholesterol (LDL), trigliceride. Và nếu không kịp thời hạ mỡ máu, điều trị bệnh thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như bệnh tim mạch, bệnh gan, tụy, các biến chứng tai biến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim… thậm chí là tử vong.
Táo
Táo có chứa nhiều chất xơ hòa tan với acid có tác dụng hấp thụ các cholesterol dư thừa và chất béo trung tính.
Ngoài ra, trong táo còn có chứa nhiều Pectin có thể hạ thấp cholesterol và do đó tăng cường hiệu lực hạ lượng mỡ trong máu.
Rau diếp cá
Rau diếp cá là thực phẩm có nhiều cellulose giúp hạ mỡ trong máu. Bản thân cellulose không bị hấp thu vào cơ thể mà có tác dụng làm no bụng, giảm bớt hấp thu thức ăn vào cơ thể và đẩy chất thải trong ruột ra bên ngoài, khử mỡ hạ đường, phòng ngừa chứng u ở ruột. Thường xuyên ăn rau diếp cá có thể dự phòng cao huyết áp, giải hao hàm lượng mỡ thừa trong thân thể góp phần điều trị bệnh lý mỡ máu cao.
Rau câu
Axit béo không bão hòa trong rau câu có thể loại bỏ chất cholesterol quá nhiều bám ở thành huyết quản. Rau câu chứa cellulose có thể điều tiết vị tràng làm cho cholesterol bài tiết ra ngoài, hạn chế việc hấp thu cholesterol.
Bí đao
Bí từ lâu được biết tới là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, không chứa thành phần lipid, không chứa chất béo với tỉ lệ nước vô cùng cao và có nhiều dinh dưỡng có lợi. Do đó, nó không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, bí đao còn được nhiều chị em sử dụng như một thực phẩm giảm béo hiệu quả.
Ngoài ra, ở trong bí có axit malonic, đây là hoạt chất có công dụng giảm bệnh lý lipid máu và triệt tiêu các loại mỡ thừa có hại ở phía ở trong cơ thể, rất tốt cho người bị mỡ máu.
Sắn dây
Sắn dây có chứa nhiều chất protein, cellulose thô, canxi, sắt. Sắn dây có ưu điểm là không hàm chứa chất béo, lại giảm béo. Sắn dây làm hạ thấp nồng độ cholesterol và triglyxerine trong máu, có thể giúp hạ huyết áp, hạ mỡ.
Cà tím
Cà có chứa nhiều sinh tố, nhất là cà tím có nhiều sinh tố P làm tăng thêm độ dính của tế bào, nâng cao tính đàn hồi của vi huyết quản, phòng ngừa tiểu huyết quản xuất huyết. Ngoài ra, cà còn có thể hạ thấp cholesterol, ngăn ngừa mỡ cao trong máu dẫn tới huyết quản bị tổn hại, có tác dụng điều trị phụ trợ các chứng mỡ cao trong máu, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, khạc ra máu.
Nấm hương
Nấm hương là loại thực vật có khuẩn, albumin cao, mỡ ít, có 16 loại axit amin, nhiều loại không bão hoà axit béo, sterel thực vật, cellulose, muối vô cơ, nhiều loại sinh tố và các chất hạ mỡ khác…
Chất cellulose trong nấm hương giúp thúc đẩy vị tràng co bóp, phòng bí đại tiện, giảm bớt sự hấp thu cholestorol của tiểu tràng. Nếu thường xuyên ăn nấm hướng sẽ giúp thúc đẩy sự phân giải cholesteron và triglyceride, chính vì vậy mà có tác dụng chữa bệnh mỡ máu cao rất tốt.
Mộc nhĩ đen
Trong mộc nhĩ đen có chất keo thực vật giúp tràng vị co bóp mạnh, làm cho các chất béo ở đường ruột bài tiết ra ngoài, giảm bớt sự hấp thu chất béo trong thức ăn. Chất keo này trong mộc nhĩ đen giúp hạ mỡ máu hiệu quả, giúp giảm cân, chống béo phì rất tốt.
Tỏi đen
Ăn tỏi đen hàng ngày là cách giảm mỡ máu hiệu quả, chất lượng. Các chất sunphit trong tỏi có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm độ nhớt của máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể, chống lão hoá tế bào. Những người thường xuyên ăn tỏi sẽ trẻ lại rõ rệt và người rất nhẹ nhõm. Tỏi cũng là một trong 21 loại thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả được công nhận chính thức trên toàn thế giới.
Sữa đậu nành
Bạn hãy uống mỗi ngày 1-2 cốc sữa đậu lành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ… chất I flavone có nhiều trong đậu nành có tác dụng làmhạ cholesterol máu, kể cả làm giảm được LDL-C, một cholesterol “xấu” có hại.
Cháo cà rốt, gạo tẻ
Một ít cà rốt tươi vừa đủ, rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem nấu cháo với gạo tẻ loại ngon, dùng 2 bữa sáng, chiều. Món cháo này có thể ăn thường xuyên, lâu dài sẽ có lợi trong việc chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực ở người cao tuổi. Những người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo này cũng rất tốt.
Cháo gạo tẻ, lá sen
Dùng 1 lá sen thật to, rửa sạch, đem nấu kỹ, bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, cùng một ít đường phèn và nấu thành cháo. Món cháo bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ, chữa bệnh tăng huyết áp, người có máu nhiễm mỡ, cảm nóng, đầu óc choáng váng, quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ… rất có hiệu quả.
Cháo bột ngô, gạo tẻ
Quấy bột ngô trong nước lạnh. Gạo tẻ cho nước vào vừa đủ, nấu thành cháo, sau đó cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun tiếp cho sôi. Người có máu nhiễm mỡ dùng thường xuyên cháo này rất tốt. Nó còn thích hợp cho người có bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành.
Nước râu ngô
Dùng 100g râu ngô, đem nấu để lấy 3 chén nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục 5 ngày, có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.
Lưu ý quan trọng cho những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ:
– Cần đi kiểm tra mỡ máu định kỳ 3 – 6 tháng và áp dụng chế độ ăn uống luyện tập nghiêm khắc theo chỉ định của bác sĩ. – Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như các thực phẩm kể trên. – Nên ăn ít chất béo bằng cách hạn chế ăn các đồ rán, xào nhiều dầu mỡ… – Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp và nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả (ăn trực tiếp hơn uống nước ép), các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh
– Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. – Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. – Ăn ít thịt đỏ vì chúng có chứa nhiều cholesterol, nếu bệnh nhân dùng các loại thịt đỏ thường xuyên với số lượng lớn sẽ khiến cho chỉ số mỡ máu sẽ càng ngày càng gia tăng. – Hạn chế ăn đường và tăng cường vận động… – Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và một số đồ uống có chứa chất kích thích. |
V.K/Tintuconline tổng hợp
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.