Thứ Ba, 16/08/2016 | 22:34
Giữa ma trận thực phẩm bẩn và khả năng bệnh tật qua ăn uống ngày càng gia tăng, không ít bà nội trợ đã nâng cao tinh thần cảnh giác từ trong căn bếp của gia đình để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.

>> Ăn mì tôm đúng cách để giảm thiểu vô số những tác hại tiềm tàng

Ngoài việc tìm cách lựa chọn nguồn thực phẩm đáng tin cậy, nhiều chị em có thói quen duy trì những quy trình làm sạch, bảo quản cũng như chế biến thức ăn được cho là an toàn.

Tuy nhiên một vài trong số đó thực ra lại phản khoa học, dẫn đến tình trạng tưởng sạch lại hóa bẩn, tưởng cẩn thận hóa ra chuốc họa rất nguy hiểm:

Chần thịt qua nước sôi

Để giảm nguy cơ nhiễm độc, nhiều mẹ đã chần thịt bằng nước sôi với hi vọng loại bỏ hóa chất và chất bẩn trên thịt. Tuy nhiên theo các chuyên gia hành động này hoàn toàn sai lầm vì có tác dụng ngược lại.

Thói quen nội trợ tưởng sạch hóa bẩn, tưởng cẩn thận hóa ra chuốc họa

Cụ thể, dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ. Vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.

Thay vào đó khi mua thịt về, các bà nội trợ nên sơ chế rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Ngoài ra, chúng ta nên dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt, muối cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.

Cho tất cả rau củ quả vào tủ lạnh để bảo quản

Tủ lạnh là vật bất ly thân trong mỗi gia đình hiện nay vì nó vô cùng cần thiết trong việc cất giữ thực phẩm tươi ngon cho gia đình. Tuy nhiên không phải loại rau, củ, quả… nào cũng tốt khi được bảo quản bằng cách này, ngược lại chúng sẽ nhanh hỏng hơn hoặc sản sinh ra các tác hại không mong muốn.

Thói quen nội trợ tưởng sạch hóa bẩn, tưởng cẩn thận hóa ra chuốc họa

Điển hình là những loại thực phẩm sau được các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh: cà chua, khoai tây, tỏi, cà phê, bánh mì, chuối, mật ong, dầu ăn, bí, húng quế, các loại hạt, hoa quả khô…

Ngâm rau quả vào nước muối để làm sạch

Nhiều người có thói quen ngâm rau sống trong nước muối vì nghĩ đây là cách tốt nhất để loại chất độc hại ra khỏi rau. Tuy nhiên, đây là thói quen sai lầm gây phản tác dụng cần bỏ ngay.

Theo các chuyên gia, ngâm rau, quả vào nước muối không làm mất đi những chất có hại cho sức khỏe vì nước muối gần như “vô tác dụng” trong việc loại trừ thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trong thực phẩm.

Thói quen nội trợ tưởng sạch hóa bẩn, tưởng cẩn thận hóa ra chuốc họa

Hơn thế nữa, nếu bạn ngâm rau củ quả trong nước muối đậm đặc quá lâu có thể làm mất chất, rau bị nát, mất ngon, hoặc thậm chí là chất bẩn còn thẩm thấu ngược lại.

Và cách tốt nhất để làm sạch rau quả được khuyên dùng rửa dưới vòi nước đang chảy để rửa trôi. Sau đó ngâm rau, quả trong nước (không pha muối) khoảng 10 phút, rồi rửa lại thêm lần nữa và vảy cho khô ráo nước.

Nấu thức ăn chín quá mức

Khi nấu nướng, nhiều người sợ sống nên có thói quen đun quá lên một chút cho thức ăn chín kỹ để yên tâm. Tuy nhiên không phải thực phẩm nào chín kỹ cũng tốt, thậm chí còn gây tác hại khôn lường.

Thói quen nội trợ tưởng sạch hóa bẩn, tưởng cẩn thận hóa ra chuốc họa

Cụ thể, theo các chuyên gia, ở nhiệt độ 200 – 300 độ C, creatinin, a-xít amin, đường và các hợp chất vô hại có thể phản ứng hóa học, hình thành các a-xít amino aromatic. Trong a-xít amino aromatic có 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ung thư.

Sử dụng hai mặt thớt theo quy định riêng

Nhiều gia đình có thói quen chỉ dùng một chiếc thớt cho mọi mục đích và hồn nhiên nghĩ rằng cứ sử dụng đúng quy định là được là an toàn, chẳng hạn đánh dấu một mặt chuyên dùng để thao tác với thịt cá sống, một mặt chuyên thái món chín. Điều đó không đúng.

Dù bạn rửa sạch thớt và lật mặt khác trước khi chế biến thực phẩm chín cũng không thể loại bỏ hết các vi trùng từ món sống từ mặt kia có thể lây bám vào ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Thói quen nội trợ tưởng sạch hóa bẩn, tưởng cẩn thận hóa ra chuốc họa

Chưa kể các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp… là nguồn ô nhiễm lớn khiến vi khuẩn từ chúng bám vào thớt mà không biết. Do vậy, lời khuyên tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng một mặt thớt và dùng 2 thớt khác nhau một cho món sống và một cho món chín. Nếu thường sử dụng thớt để băm, chặt thức ăn hoặc sử dụng riêng cho trẻ thì nên sắm thêm cái thứ 3.

Dùng nhiều và đổ trực tiếp nước rửa bát lên chén đĩa

Nhiều người nghĩ đổ nhiều và trực tiếp nước rửa chén lên chén đĩa sẽ giúp nó sạch hơn. Tuy nhiên, việc đổ quá nhiều nước rửa chén lên đĩa sẽ khó mà rửa sạch, dư lượng còn lại trên chén dĩa sẽ có hại cho sức khỏe.

Thói quen nội trợ tưởng sạch hóa bẩn, tưởng cẩn thận hóa ra chuốc họa

Việc lạm dụng nước rửa bát để rửa tay, rửa thớt, đánh rửa bếp ga, tủ lạnh… cũng rất phản khoa học. Tốt nhất nước rửa bát chỉ nên để rửa bát, xoong nồi, còn những đồ vật khác cần sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng để có hiệu quả cao và tránh ra những hư hỏng không đáng có.

>> Ăn mì tôm đúng cách để giảm thiểu vô số những tác hại tiềm tàng

V.K (Tintuconline tổng hợp)
Theo VietNamNet

Nguồn: TTOnline

Chưa có bình luận.