Thứ Bảy, 28/12/2019 | 11:03

Tế bào gốc “tái lập trình” được cấy ghép vào bệnh nhân Parkinson

Một người đàn ông 50 tuổi là người đầu tiên trong bảy bệnh nhân được nhận thử nghiệm điều trị này.

Lần đầu tiên, các chuyên gia giải phẫu thần kinh người Nhật bản đã cấy ghép những tế bào gốc (TBG) được tái thiết lập chương trình vào não của các bệnh nhân Parkinson.

Đây chỉ là bước thứ hai trong liệu pháp thử nghiệm sử dụng các TBG vạn năng cảm ứng iPSC, được tạo ra bằng cách tái thiết lập chương trình những tế bào chức năng của cơ thể như da, giúp chúng chuyển ngược trở về giai đoạn giống như giai đoạn phôi, từ đó chúng có thể chuyển đổi hình thái thành các loại tế bào khác.

Các nhà khoa học tại đại học Kyoto đã sử dụng kĩ thuật biến đổi các TBG vạn năng cảm ứng iPSC thành các tế bào tiền thân của tế bào neuron thần kinh có khả năng tiết các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine. (Sự thiếu hụt các tế bào neuron thần kinh sản xuất dopamine ở những bệnh nhân Parkinson có thể dẫn đến những triệu chứng như run rẩy và khó khăn trong việc di chuyển).

Trong tháng 10/2018, nhà giải phẫu thần kinh Takayuki Kikuchi tại Bệnh viện Đại học Kyoto đã cấy ghép 2,4 triệu tế bào tiền thân neuron tiết dopamine vào não của một bệnh nhân 50 tuổi. Trong 3 giờ giải phẫu, nhóm của Kikuchi đã đưa tế bào vào 12 vị trí – là trung tâm hoạt động của dopamine (trước đó, các tế bào tiền thân neuron tiết dopamine đã cho thấy khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson khi được sử dụng trên khỉ).

Nhà nghiên cứu về TBG, GS. Jun Takahashi và cộng sự tại Đại học Kyoto đã lấy các tế bào tiền thân neuron tiết dopamine từ một nguồn dự trữ tế bào gốc vạn năng cảm ứng iPS được lưu trữ tại đại học này. Những tế bào iPS này được phát triển bằng cách tái thiết lập chương trình các tế bào da được lấy từ một người cho ẩn danh.

GS. Takahashi cho biết đến nay bệnh nhân được điều trị vẫn có các biểu hiện tốt và không có bất kì phản ứng bất lợi nào. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi bệnh nhân trong 6 tháng và nếu không các biến chứng phát sinh, não của bệnh nhân sẽ được tiếp tục cấy ghép thêm 2,4 triệu tế bào tiền thân neuron tiết dopamine nữa. Nhóm nghiên cứu dự định sẽ điều trị cho thêm 6 bệnh nhân Parkinson để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của kĩ thuật cho đến cuối năm 2020.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm nếu thử nghiệm này diễn ra tốt đẹp, họ sẽ có đủ bằng chứng để bán liệu pháp điều trị này cho bệnh nhân vào đầu năm 2023, theo hệ thống chấp thuận nhanh của Nhật Bản đối với thuốc Y học tái tạo.

Tìm hiểu về các loại tế bào gốc

Tế bào gốc toàn năng

TBG dạng này còn có tên gọi khác là tế bào gốc toàn năng (totipotent stem cells). Nó có khả năng chuyên biệt hoá thành tất cả những tế bào cơ thể ngay từ một tế bào ban đầu. Tế bào này cũng có thể phát triển thành thai nhi, hình thành một sinh linh hoàn chỉnh.

Trải qua quá trình trứng được thụ tinh, hợp tử đã có mặt. Các tế bào sẽ phân chia lần đầu tiên từ trứng đã được thụ tinh. Ở giai đoạn thứ 2 sẽ hình thành 4 tế bào – sau đó đến các blastosomer là các TBG toàn năng, có thể phân chia và hình thành ra nhiều dòng tế bào và tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh.

Tế bào gốc vạn năng

Tế bào này còn có tên gọi khoa học là puripotent stem cells. Những tế bào gốc vạn năng có thể biệt hoá hành tết cả những tế bào cơ thể có nguồn gốc từ lá mầm phôi (lá trong, lá giữa và lá ngoài).

So với tế bào gốc toàn năng, thế bào gốc vạn năng không thể tạo thành thai, không tạo nên một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh. Nó chỉ tạo thành các tế bào và mô nhất định. Từ phôi có thể lấy ra một khối lượng lớn tế bào gốc (inner cell mass). Đây chính là những tế bào gốc vạn năng.

Tế bào gốc đa năng

Tế bào này có tên khoa học là (multiptotent stem cells), đây là những tế bào có thể biệt hoá thành nhiều loại tế bào của cơ thể – chỉ từ 1 tế bào ban đầu.

Ví dụ: Từ tế bào máu (hồng cầu, tiểu cầu lympho, bạch cầu, ..). Từ tế bào gốc máu trưởng thành hoặc tế bào thần kinh, sẽ có tính đa năng, chúng cũng có thể trở nên vạn năng khi đã chuyên biệt hóa.

Tế bào gốc đơn năng

Đây là tế bào có tên khoa học mono/unipotential progenitor cells. Đây là tế bào chỉ có khả năng chuyên biệt hoá 1 dòng.

Hình ảnh mô phỏng về tế bào gốc đơn năng

Ví dụ: Ta lấy mẫu tiểu cầu và định hướng dòng lympho, tế bào này sẽ định hướng dòng hồng cầu, bạch cầu… Khi ở môi trường bình thường, những tế bào gốc trưởng thành sẽ có khả năng biệt hoá đơn năng thành một dòng tế bào cụ thễ. Tế bào này có khả năng duy trì những trạng thái, và tự tái tạo những mô mới thay cho những tế bào đã già cỗi và chết đi.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Danh sách các ngân hàng uy tín lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook