Thứ Năm, 08/09/2016 | 11:30
Không chỉ là loại đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, bột sắn dây còn được sử dụng làm các vị thuốc, bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Chính vì thế, từ xa xưa bột sắn dây đã được sử dụng khá phổ biến trong các gia đình Việt.

Tuy nhiên xung quanh thức uống bổ dưỡng này vẫn còn những thông tin thiếu chính xác khiến nhiều người hoang mang, sử dụng sai mục đích hoặc bỏ lỡ những tác dụng đáng quý của nó mà không biết.

Bột sắn dây không kị với mật ong

Bột sắn dây đại kỵ với mật ong, thậm chí pha chung nhau để uống có thể gây chết người là thông tin được rất nhiều người truyền miệng từ xưa tới nay. Dù rằng không biết điều đó có chính xác hay không nhưng “cẩn tắc vô áy náy” nên rất nhiều người không bao giờ dám kết hợp 2 thực phẩm này.

Sự thật bất ngờ về bột sắn dây không phải ai cũng biết

Tuy nhiên ThS Lương y Vũ Quốc Trung, nguyên Phó Giám đốc trung tâm khoa học công nghệ (Cục dự trữ quốc gia) đã khẳng định, uống nước bột sắn dây pha với mật ong gây đột tử chỉ là lời đồn đoán trong dân gian, còn tuyệt nhiên không có sự việc đó.

Bột sắn dây và mật ong không nằm trong nhóm thực phẩm tương phản nhau nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe chứ đừng nói gì đến chuyện chết người. Hơn nữa, mật ong tính bình, sắn dây tính mát kết hợp với nhau cũng không gây ra phản ứng. Thậm chí bột sắn dây kết hợp với mật ong còn đem lại nhiều tác dụng bất ngờ khác không phải ai cũng biết.

Ví dụ, bột sắn dây và mật ong có tác dụng chữa cảm sốt phong nhiệt, viêm họng, nhức đầu, mụn nhọt và rôm sẩy do tác động của thời tiết oi bức, cung cấp lượng nước thất thoát bên trong cơ thể.

Sự thật bất ngờ về bột sắn dây không phải ai cũng biết
Lương y Vũ Quốc Trung tự pha sắn dây với mật ong và uống

Ngoài ra, nhiều bác sỹ đông y còn khuyên người bệnh dùng bột sắn dây kết hợp với mật ong, bột nghệ, chuối hột làm loại thuốc để chữa bệnh viêm loét dạ dày rất hiệu nghiệm.

Đặc biệt, mật ong không có tính axit nên cũng không phân hủy chất xyanhydric trong đó ra chất độc hại được. Cũng có trường hợp mọi người cho rằng, sắn dây được trộn thạch cao – suflat canxi (CAS04) – thì khi vào cơ thể dưới tác động của axit clohydric (HCl) có trong dịch vị dạ dày thì thạch cao cũng tan ra chứ không kết tủa gây hại như một số người nói”.

Không nên cho trẻ em uống bột sắn sống

Theo Tiến sĩ dinh dưỡng Hồ Thu Mai, Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bột sắn dây là thức uống dân dã và quen thuộc có tác dụng giải nhiệt tốt trong mùa hè. Đây còn là vị thuốc chữa cảm nắng, sốt cao rất công hiệu.

Sự thật bất ngờ về bột sắn dây không phải ai cũng biết

Tuy nhiên việc sử dụng bột sắn dây cho trẻ nhỏ với mục đích để giải nhiệt phải cân nhắc vì:

– Khi cho trẻ ăn/uống quá nhiều bột sắn dây sẽ gây nhàm chán và ảnh hưởng đến việc ăn các thức ăn chính của trẻ như: cháo, bột.
– Đối với trẻ nhỏ, sẽ gây biếng ăn và thậm chí bị nhiệt miệng khi cho nhiều đường.
– Bên cạnh đó, khi pha bột sắt dây với đường (số lượng nhiều) và sử dụng triền miên hàng ngày sẽ có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường.

Sự thật bất ngờ về bột sắn dây không phải ai cũng biết

Bên cạnh đó, nhiều mẹ phân vân về cách dùng bột sắn dây với trẻ em, không biết nên dùng bột sống hay bột chín sẽ tốt hơn. Theo Tiến sĩ Mai, bột sắn dây được chế biến từ các giống khoai, củ có tính hàn rất mạnh. Trong quá trình lọc tinh bột lấy nước sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Vì thế, đối với trẻ nhỏ các bộ phận còn yếu ớt khi dùng bột sắn sống dễ bị các tác động không tốt như lạnh bụng, tiêu chảy chưa kể cho trẻ uống bột sắn dây sống vì dễ để lại bột cặn ở trong ruột cỏ trẻ khiến trẻ khó tiêu hóa.

Vì vậy, nếu dùng cho trẻ chúng ta cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn. Các mẹ cũng cần lưu ý nên lựa chọn loại bột sắn dây nguyên chất, không sử dụng bột sắn dây pha tạp chất có bán trôi nổi trên thị trường.

Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng bột sắn dây

Bột sắn dây cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên, trong giai đoạn thai kì, khi uống bột sắn dây cần lưu ý:

Sự thật bất ngờ về bột sắn dây không phải ai cũng biết

– Nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây rất tốt nhưng nếu bạn thấy lạnh, người mệt mỏi, có biểu hiện của tụt huyết áp thì không nên uống vì sắn dây có tính hàn, sẽ làm cơ thể bạn lạnh và mệt mỏi thêm.

– Với những thai phụ hay bị động thai, dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.

– Tốt nhất, kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Đặc biệt, chỉ nên cho 1 chút đường, vì uống đường nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bột sắn dây không có tác dụng giảm cân

Hiện có một số thông tin cho rằng bột sắn dây có tác dụng giảm cân, theo các chuyên gia là không chính xác bởi sắn dây tươi có chứa 12-15% tinh bột, còn loại sắn dây khô, thành phần này lên tới 40%. Các loại bột đã được tinh chế thì hàm lượng tinh bột còn cao hơn và lượng chất xơ giảm đi đáng kể.

Trong khi đó, việc ăn uống quá nhiều tinh bột hay bất kỳ nhóm chất nào cũng sẽ đều sẽ dẫn tới việc tăng cân. Đó là chưa kể việc uống bột sắn dây thường phải pha thêm với vài muỗng đường.

Sự thật bất ngờ về bột sắn dây không phải ai cũng biết

Cách đơn giản để nhận biết bột sắn nguyên chất

– Bột sắn dây thật là loại bột hạt to, sắc cạnh, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm. Cho bột vào nước và sờ tay vào bột thấy mịn hoàn toàn, không có hạt sạn.

– Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây thật có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi. Khi hòa với nước lạnh uống bình thường thì bột phải tan hết, để tầm 2 phút vẫn không lắng cặn.

– Ngược lại, nếu là bột sắn dây giả, hoặc có lẫn nhiều tạp chất thì viên bột không sắc cạnh, hạt nhỏ. Khi quan sát không có màu trắng tự nhiên, thường không có mùi thơm hoặc rất nặng mùi, khi cắn thử thấy viên bột mềm.

V.K (Tintuconline tổng hợp)
Theo VietNamNet

Nguồn: TTOnline

Chưa có bình luận.