Thứ Ba, 26/04/2016 | 12:33

Bệnh Minamata – căn bệnh đã cướp đi khoảng 1.000 sinh mạng người dân vì nhiễm thủy ngân ở tỉnh Kumamoto, nằm trên đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản.

Xem thêm: Bắt được cá mập khổng lồ nặng 1 tấn hiếm thấy ở Nhật Bản

Bệnh Minamata là gì?

Đây là một bệnh do nhiễm độc hợp chất metyl thủy ngân gây hủy hoại hệ thống thần kinh, chủ yếu là thần kinh trung ương. Hợp chất thủy ngân này do nhà máy của Công ty hóa chất Chisso thải vào vịnh Minamata từ khi bắt đầu sản xuất chất acetaldehyde vào năm 1932 đổ thẳng xuống biển mà không qua bất kì một sự xử lý nào.

Theo một thống kê mới nhất của tờ Japan Times ngày 20.4.2016, đến nay chỉ còn khoảng 3.000 người được chấp nhận là bệnh nhân của căn bệnh Minamata, mặc dù vẫn còn 33.540 người đang tìm kiếm sự công nhận họ mắc căn bệnh này. Bệnh nhân Minamata đã được nhận một khoản tiền bồi thường từ 16-18 triệu yên. Ngoài ra Chisso còn phải trả tiền trợ cấp hang năm, chi phí thuốc men, tiền chăm sóc, tiền mai tang, tiền trị liệu suối nước nóng, châm cứu…. Ngoài ra công ty này còn phải trả tiền giúp đỡ, quà tặng an ủi, trị liệu massage, chi phí đi và về của bệnh nhân tới bệnh viện….

Bệnh nhân đầu tiên được phát hiện là bé gái 5 tuổi với các triệu chứng  đi đứng khó khăn, khó nói, và co giật vào ngày 21/4/1956. Sau đó em gái và bé gái hàng xóm cũng phải nhập viện vì tình trạng tương tự. Sau khi điều tra, cơ quan chức năng phát hiện thêm 8 bệnh nhân.

Ngày 1/5/1956, giám đốc bệnh viện  nhà máy của Tổng công ty Chisso ở Minamata, Kumamoto, một thành phố tại Kyushu, giáp ranh giữa hai tỉnh Kagoshima và Kumamoto báo cáo với cơ quan y tế địa phương rằng đã phát hiện một “căn bệnh lạ”.

Sự kiện vịnh Minamata - "bệnh lạ" khiến 1000 người chết do ăn cá nhiễm độc

Nạn nhân của căn bệnh này vẫn khó nhọc trong hành trình đi đòi công lý. Ảnh nguồn Dân Việt

Đến tháng 11/ 1956,  Đại học Kumamoto báo cáo rằng căn bệnh này là một loại nhiễm độc kim loại nặng được truyền qua các loại hải sản như cá và sò.

Đến năm 1968, các chuyên gia mới xác định được bệnh Minamata do metyl thủy ngân gây ra. 

Thông qua chuỗi thức ăn, độc chất được tích tụ trong cá và sò và truyền sang cư dân địa phương. Năm 1970, bệnh Minamata cũng bùng phát tại tỉnh Ontario của Canada do nhiều công ty lén lút xả chất thải không xử lý vào nguồn nước.

Bệnh Minamata để lại nhiều hậu quả kinh hoàng tùy theo mức độ nhiễm độc. Những người bệnh nặng thường rú lên vì đau đớn, thường xuyên co giật và bị liệt. Một số bệnh nhân bị mù, điếc hoặc mất trí và nhiều người bị nhẹ hơn thì tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng. Phụ nữ nhiễm metyl thủy ngân có nguy cơ sinh con bị bại não, điếc, mù và chậm phát triển trí não.

Từ năm 1956 đến tháng 3.2001, chỉ có khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là nạn nhân của vụ ô nhiễm này, trong đó 1.780 người đã chết, trong khi có tới hàng chục ngàn bệnh nhân, theo Viện quốc gia về bệnh Minamata. Lý do là để được công nhận là bệnh nhân Minamata, người bệnh phải liệt kê đủ các triệu chứng theo quy định.

Methyl thủy ngân – thủ phạm gây nên căn bệnh quái ác

Methyl thủy ngân là một loại của thủy ngân hữu cơ, loại bột này màu trắng và có mùi giống lưu huỳnh bốc lên từ các suối nước nóng. Thông qua chuỗi thức ăn, độc chất được tích tụ trong cá và sò Methyl thủy ngân dễ dàng được dạ dày và ruột hấp thụ và chuyển theo đường máu tới não, gan, thận và thậm chí nhau thai. Khi methyl thủy ngân xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương.

Căn bệnh kiểu Minamata đã không chỉ xảy ra ở riêng vùng Minamata. Năm 1965 bệnh Minamata đã bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa Denko thải thủy ngân xuống. Những căn bệnh tương tự do bị nhiễm độc thủy ngân cũng đã xảy ra ở Trung Quốc và Canada gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Dã Quỳ (tổng hợp)

Nguồn: Tinmoi

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook