Thứ Ba, 14/04/2020 | 13:57

Siêu âm cơ xương khớp: Phân loại, kỹ thuật và các trường hợp nên được siêu âm

Bệnh lý cơ xương khớp rất thường gặp, phần lớn liên quan đến chấn thương và viêm, liên quan đến các hoạt động thể thao hay các nghề nghiệp phải vận động mà chân tay phải gập đi gập lại.  Siêu âm là một phượng tiện chẩn đoán hình ảnh không can thiệp, an toàn, tiện lợi, rẻ tiền.

Siêu âm cơ xương khớp là gì?

Siêu âm cơ xương khớp là một kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng cho phép chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý ở hầu hết các khớp trong cơ thể: khớp gối, khớp vai, khớp háng, khớp cổ chân, cổ tay, bàn ngón tay… Gân cơ cũng rất thích hợp để thực hiện siêu âm với các đầu dò tần số cao. Việc ấn chẩn bằng siêu âm cho thấy sự tương quan giữa các vị trí đau với vị trí tổn thương.

Cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm khớp?

Để có thể thực hiện siêu âm cơ xương khớp, cần thực hiện siêu âm tần số cao. Đây là kỹ thuật giúp hiển thị tức thì, có độ phân giải không gian tốt. Bệnh nhân không cần chuẩn bị trước khi siêu âm. Nếu có thể, nên mặc quần áo rộng rãi để dễ dàng bộc lộ khớp cần khám.

Khi nào cần làm siêu âm khớp?

– Đau hoặc rối loạn các chức năng

– Tràn dịch khớp

– Viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc các bệnh lý lắng đọng tinh thể

– Chấn thương mô mềm hoặc xương

– Có vật thể trong khoang khớp

– Dây thần kinh: Chèn ép, chấn thương, bệnh lý dây thần kinh, khối u hoặc sai khớp nhẹ

– Phát hiện các ngoại vật trong mô mềm

– Đánh giá mô mềm: khối u, phù nề, hoặc tụ dịch

– Lập kế hoạch và hướng dẫn thủ thuật xâm lấn

– Dị tật bẩm sinh hay phát triển

– Đánh giá sau khi phẫu thuật

Có chống chỉ định với siêu âm khớp hay không?

Siêu âm khớp hoàn toàn an toàn với bệnh nhân và không có chống chỉ định. Siêu âm có thể giúp theo dõi điều trị và hướng dẫn can thiệp

Kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp

– Đầu dò Linear 7.5 – 12 MHz là lựa chọn tốt nhất để siêu âm gân

– Đầu dò cong 3.5 – 5 MHz có khả năng khảo sát rộng và sâu hơn, nhưng có thể tạo ra ảnh giả

– Dùng tấm đệm khi khảo sát các gân nằm rất nông và những vùng bề mặt không bằng phẳng

– Luôn luôn khảo sát một cách có hệ thống, so sánh vùng tương tự đối bên

– Cần phối hợp giữa hình ảnh cắt ngang và cắt dọc để tạo ra sự tiếp cận không gian ba chiều

– Kết hợp giữa siêu âm B – mode và Doppler có độ nhạy cao với vi hoàn toàn

Hạn chế:

Hạn chế cấu trúc khảo sát nhỏ, một số vùng bị che khuất bởi cấu trúc xương và có khả năng tạo ảnh giả do kỹ thuật

Phân loại siêu âm cơ xương khớp

Các bộ phận thường xuyên siêu âm âm cơ xương khớp

– Cơ: Đây là bộ phận để chấn thương bao gồm 2 loại ngoại lai và nội tại

Tổn thương nội tại thường xảy ra ở trong thể thao

Tổn thương ngoại lai là hậu quả của chấn thương trực tiếp từ bên ngoài, hoặc đụng giập hoặc xuyên thấu

– Gân: Các trường hợp cần chỉ định siêu âm

+ Đứt gân: đây là hậu quả của chấn thương mạnh

+ Đứt gân cấp: Mất các sợi gân (toàn phần hoặc bán phần), tụ máu,..

+ Mất vững (trật gân hay bán trật gân): Hậu quả đứt dây chằng hay mô nâng đỡ giữ gân và bao gân

– Dây chằng:

Dây chằng có hình ảnh dãy phản âm dày, nằm sát xương, rbờ rõ, đều đặn, dày 2-3mm, song song thẳng hàng khi dây chằng ở vị thế căng

Khảo sát dây chằng được thực hiện chủ yếu trên đường cắt dọc

– Bao khớp, màng hoạt dịch

– Sụn khớp

– Xương

– Bệnh sụn xương khớp ngoài khớp

– U phần mềm, dây thần kinh

Siêu âm cơ xương khớp đơn giản, hiệu quả, kinh tế, và dễ tiếp cận, có thể lặp lại nhiều lần. Phương pháp này cho phép chẩn đoán các tổn thương gân cơ và định hướng điều trị, định hướng chỉ định thực hiện hình ảnh học khác như MRI hay chụp khớp. Ngoài ra, phương pháp này cũng hỗ trợ cho việc theo dõi diễn tiến bệnh, hướng dẫn chọc hút và sinh thiết.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook