Thứ Sáu, 30/06/2023 | 16:38

Yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm giảm nguy cơ liệt dạ dày do tiểu đường, giảm các cơn đau dạ dày là kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh nhân tiểu đường nếu kiểm soát đường trong máu không tốt, lượng đường tăng cao dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, vận động, liệt dạ dày… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và cuộc sống.

Các dấu hiệu liệt dạ dày

Dấu hiệu thường gặp là cảm giác đầy bụng, buồn nôn, nôn sau bữa ăn. Trường hợp liệt dạ dày nặng, nôn có thể xảy ra mà không liên quan đến bữa ăn do thức ăn ứ đọng trong dạ dày trước đó kèm theo sụt cân.

Liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường

Liệt dạ dày là hiện tượng các cơ co thắt của dạ dày hoạt động bất bình thường khiến việc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày trở nên khó khăn hơn. Các số liệu tổng hợp cho thấy liệt dạ dày là biến chứng phổ biến ở người mắc bệnh tiểu đường lâu năm thể type 1 và type 2.

Những biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết gồm: cảm giác no rất nhanh khi ăn, no lâu hơn người bình thường sau khi ăn, cảm giác buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, ợ hơi…

Nguy cơ mặc bệnh do việc kiểm soát đường huyết kém, mắc bệnh võng mạc hoặc tổn thương dây thần kinh cũng làm gia tăng tỷ lệ liệt dạ dày do tiểu đường.

Phương pháp điều trị

Kiểm soát lượng đường trong máu

Yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm giảm nguy cơ gây bệnh do tiểu đường và giảm các cơn đau dạ dày là kiểm soát lượng đường trong máu.

Căn cứ vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽchỉ định dùng thuốc sao cho phù hợp với tình trạng bệnh kết hợp chế độ dinh dưỡng và thay đổi trong lối sống.

Một số trường hợp cá biệt, các bác sĩ sẽ kê đơn kết hợp các loại thuốc khác nhằm cải thiện sự di chuyển của thức ăn qua dạ dày, điều trị chứng buồn nôn, nôn. Qua đó đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày giúp giảm các triệu chứng.

Ở một số trường hợp, thuốc kháng sinh làm rỗng dạ dày, thuốc chống nôn, chống trầm cảm cũng sẽ được xem xét, kê đơn cho bệnh liệt dạ dày do tiểu đường.

Tuân thủ chế độ ăn kiêng

Chế độ ăn kiêng khoa học kết hợp các thành phần dinh dưỡng hợp lý giữ vai trò quan trọng trong điều trị bệnh ở bệnh nhân tiểu đường.

Liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường gây thiếu hụt dinh dưỡng vì vậy các bữa ăn sẽ chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính. Người bệnh cần nhai kỹ, ăn chậm trong thời gian từ 20-30 phút cho một bữa ăn.

Chuyên gia khuyến cáo ănđồ ăn lỏng như cháo, súp, thức ăn hỗn hợp để dạ dày không phải làm việc nhiều, khuyến khích ăn thức ăn bổ dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng. Lưu ýtránh các thực phẩm giàu chất xơ khó tiêu, thực phẩm giàu chất béo.

Điều trị phối hợp giữa chế độ ăn và dùng thuốc

Kiểm soát đường trong máu tốt, phối hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn và thuốc điều trị là điều mấu chốt trong điều trị liệt dạ dày ở người bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn gồm những thực phẩm dễ tiêu hoá, đảm bảo năng lượng phù hợp với tình trạng bệnh kết hợp với các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp kiểm soát tốt các bệnh lý nền, giảm các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân.

Lời kết

Liệt dạ dày do tiểu đường gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến nồng độ đường glucose dao động gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể con người.

Đến thời điểm hiện tại, liệt dạ dày do tiểu đường chưacó thuốc điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nhiều bệnh nhân do kiên trì điều chỉnh lối sống, chế độ ăn, tập luyện…nên vẫnsống chung, sống khoẻ với chứng rối loạn này.

Để giảm thiểu những tác động, ảnh hưởng của liệt dạ dày, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần duy trì trọng lượng cho phù hợp với chiều cao cơ thể, tránh nằm ngay sau ăn, duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày, áp dụng chế độ ăn kiêng hợp lý…Một nguyên tắc tuyệt đối tuân thủ là theo dõi đường huyết thường xuyên để duy trì lượng đường trong máu ở mức đảm bảo, tránh những rủi ro, biến chứngcó thể sẽ xảy ra.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Liệt dạ dày và các yếu tố tăng nguy cơ

Chế độ ăn khoa học áp dụng cho bệnh nhân liệt dạ dày

Bảo vệ dạ dày hãy nhớ 3 có sáng, 3 không đêm

Bí quyết giảm trào ngược axit dạ dày cực hiệu quả

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook