Thứ Bảy, 24/06/2023 | 13:59

Theo số liệu thống kê của WHO, bệnh nhân mắc các căn bệnh về dạ dày chiếm tỷ lệ từ 5 đến 10% dân số thế giới. Tại Việt Nam,7% dân số đang điều trị liệt dạ dày, một tỷ lệ khá cao so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để điều trị bệnh liệt dạ dày, song song với việc uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ và duy trì chế độ ăn uống đặc thù.

Liệt dạ dày xảy ra khi nào?

Liệt dạ dày hoặc chậm làm rỗng dạ dày xảy ra do sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non bị chậm hoặc dừng lại dù không có gì cản trở dạ dày hay ruột non. Nguyên nhân do dây thần kinh phế vị kiểm soát các cơ của dạ dày và ruột non bị tổn thương dẫn đến chuyển động của thức ăn bị chậm hoặc ngừng lại. Các tế bào khác trong dạ dày cũng có thể bị tổn thương  khiến dạ dày ngừng làm rỗng các chất bên trong.

Bệnh có thể tự phát (không biết nguyên nhân) hoặc có thể do biến chứng từ tiểu đường type 1 hoặc type 2, những bệnh nhân đã trải qua thời gian dài với đường máu cao.

Chế độ ăn khoa học áp dụng cho bệnh nhân liệt dạ dày

Chia nhỏ các bữa ăn (sáu hoặc tám bữa ăn trong ngày)

Do dạ dày đang gặp khó khăn khi đưa thức ăn vào ruột non vì vậy cần điều chỉnh, chia thành nhiều bữa nhỏ. Có thể chia thành sáu hoặc tám bữa mỗi ngày thay vì ba bữa lớn.

Giảm lượng chất xơ

Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hoạt động của dạ dày, do đó ăn quá nhiều chất xơ sẽ khiến tình trạng liệt dạ dày trở nên xấu hơn.

Lời khuyên: Tránh thực phẩm giàu chất xơ trongcác loại rau họ cải, ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, các loại hạt. Chọn bánh mì trắng, mì ống, chuối, bánh quy…

Cắt giảm chất béo

Chất béo làm chậm hoạt động của dạ dày vì vậy cần giảm chất béo bằng cách tránh các thực phẩm chiên như khoai tây chiên, nem chiên,… sản phẩm sữa chứa hàm lượng chất béo cao như thịt mỡ, súp kem..

Lời khuyên: Lựa chọn sữa ít béo, không béo, thịt nạc như gà, cá…

Ăn thức ăn mềm

Thức ăn mềm đơn giản là được đun nấu lâu thời gian hơn so với thời gian bình thường. Lựa chọn các loại rau có thể luộc, xào kỹ hơn. Trái cây cần chín kỹ, đóng hộp hoặc ép lấy nước.

Lưu ý tránh ăn trái cây nghiền nát hoặc nhiều hạt. Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như: Rượu, bia, cà phê, trà đặc; các loại rau đậu già, củ cải già, rễ cây…; các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng khô…; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn có các chất bảo quản, các loại thức ăn như xương băm nhỏ, sụn, tôm cua…

Lời kết

Liệt dạ dày (chậm làm rỗng dạ dày) xảy ra do sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non bị chậm hoặc dừng lại dù không có gì cản trở dạ dày hay ruột non. Nguyên nhân do dây thần kinh phế vị kiểm soát các cơ của dạ dày và ruột non bị tổn thương dẫn đến chuyển động của thức ăn bị chậm hoặc ngừng lại, các tế bào khác trong dạ dày cũng có thể bị tổn thương khiến dạ dày ngừng làm rỗng các chất bên trong.

Để điều trị liệt dạ dày ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn uống đặc thù. Thức ăn cần thái nhỏ, nấu chín kỹbằng phương pháp luộc giừ, hấp, om làm mềm giúp dạ dày dễ tiêu hóa. Ngoài ra cần ăn chậm nhai kỹ, tập trung trong khi ăn, tránh vừa ăn vừa nói chuyện, đọc sách, xem phim… Chế độ ăn khoa học giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn. Ngoài ra cần duy trì, tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi tật bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các bệnh mạn tính đường tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu

Các bệnh mạn tính đường tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu

Chứng khó tiêu: Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Những điều thú vị về dạ dày: Kho chứa khổng lồ với loại axit thần thánh

Bí quyết giảm trào ngược axit dạ dày cực hiệu quả

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook