Hầu hết tất cả vận động viên trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao đều xảy ra chấn thương ở mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Tuỳ theo môn thể thao khác nhau mà mức độ chấn thương cũng khác nhau.
Theo số liệu của các nhà nghiên cứu y học thể thao thì tổng số vận động viên tham gia thì vận động viên các môn đối kháng, vận động viên điền kinh, vận động thể dục dụng cụ là có tỷ lệ chấn thương chiếm đa số. Hiện nay trong y học thể thao, người ta phân loại chấn thương theo mức độ nhẹ, trung bình, nặng.
Các triệu chứng cơ bản và phương pháp xử lý ban đầu như sau:
Bảng phân loại chấn thương thể thao và phương pháp xử lý.
Mức độ chấn thương. | Các triệu chứng chính | Phương pháp xử lý ban đầu |
Nhẹ | – Không ảnh hưởng nhiều đến các động tác vận động. – Triệu chứng đau sau buổi tập. – Ít sưng hoặc không. – Không bầm tụ máu. | -Ngưng tập luyện. -Thay đổi bài tập phù hợp. -Sử dụng phương pháp “RICE”. Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. |
Trung bình | – Thực hiện bài tập khó khăn. – Đau xuất hiện trong và sau tập luyện. – Sưng nhẹ vùng đau. – Có bầm tụ máu nơi đau. | – Băng bất động chỗ đau. – Sử dụng phương pháp “RICE”. Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. |
Nặng | – Đau xuất hiện trước, trong và sau khi tập. – Không thực hiện được động tác kể cả sinh hoạt. – Sưng, phù nề, đổi màu sắc | – Nghỉ tập hoàn toàn. – Đến khám bác sĩ và đi |
.
“RICE” nguyên lý nền tảng của sơ cứu và điều trị chấn thương thể thao.
Nguyên lý cơ bản để điều trị hầu hết các chấn thương thể thao đó là “RICE”, viết tắc các chữ sau: Rest; Ice; Compression; Elevation.
Điều trị bằng phương pháp RICE được tiến hành ngay sau khi bị chấn thương. Phương pháp này nếu được sử dụng ngay trong khoảng 10 – 20 phút đầu sau chấn thương có thể rút ngắn được thời gian điều trị được vài ngày hoặc vài tuần và nhanh chóng cho VĐV trở lại tập luyện và thi đấu.
Khi bị chấn thương, thực hiện phương pháp “RICE” ngay, gồm 4 bước:
– Rest (Relative rest): Nghỉ hoặc yên tĩnh tương đối.
Khi bị chấn thương phải ngừng ngay tập luyện. Nếu tiếp tục tập luyệnlàm cho chấn thương nặng thêm.
– Ice (chườm đá): Đó là phương pháp làm lạnh tại chỗ chấn thương ngay sau bị chấn thương. Cách này làm giảm sưng, đau, chảy máu và chống viêm.(gói đá vào khăn ướt chườm lên chỗ đau).Tuỳ theo chấn thương, có thể chườm đá liên tục và kéo dài vài ngày.
– Compression (băng ép): Để giảm phù nề nên đặt băng ép và thường xuyên chỗ bị chấn thương. Băng ép có thể tiến hành ngay cả trong khi chườm đá và kể cả sau khi chườm đá.
– Elevation (nâng cao chi): Khi bị chấn thương cần phải giữ chỗ bị chấn thương ở vị trí nâng cao hơn đầu nhằm làm giảm sự tích tụ dịch và máu xuất hiện do các mô và tổ chức bị tổn thương và viêm nhiễm. Giữ chỗ bị chấn thương ở tư thế nâng lên từ 24 đến 72 giờ.
Trong thời gian từ 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương không được dùng các liệu pháp nóng như tắm nóng, xoa dầu nóng, không xoa bóp chỗ bị chấn thương và không uống bia rượu. Điều đó làm tăng phù nề và tăng chảy máu tại chỗ bị chấn thương.
RICE không những là phương pháp điều trị mà còn là phương pháp sơ cứu chấn thương thể thao.
Các chấn thương thể thao thường gặp.
Chấn thương phần mềm.
Chấn thương phần mềm là chấn thương gây nên các thương tích ở các phần mềm của cơ thể như : da, niêm mạc, gân, cơ, dây chằng.
Tuỳ mức độ nặng nhẹ và tính chất của tổn thương, chúng ta có thể phân thành các loại sau:
+ Vết xây sát: Là sự tổn thương bề mặt da do quá trình cọ sát lâu dài của da với một điểm vật nào đó như giầy, quần áo và phương tiện tập luyện. Vết xây sát gây cảm giác đau nhẹ và khó chịu, cản trở hoạt động bình thường của vận động viên và buộc vận động viên phải ngừng một thời gian tập luyện.
Tại chỗ bị xây sát xuất hiện sưng tấy và đỏ, sau đó xuất hiện nang chứa dịch trong. Tiếp đó các nang này vỡ ra do cọ sát làm chấn thương tiếp lớp biểu bì da. Nếu bị viêm nhiễm sẽ phá huỷ các lớp sâu của da và ảnh hưởng đến toàn cơ thể và có những triệu chứng lâm sàng chung.
Điều trị: Làm sạch vết thương bằng dung dịch thuốc tím hoặc oxy già, bôi mỡ kháng sinh và băng lại.
+ Vết sướt: Đó là sự tổn thương bề mặt da ở tầng biểu bì do sự cọ sát mạnh với vât cứng như: nền nhà, sàn thi đấu, bê tông, đường chạy..
Khi bị sướt da, xuất hiện cảm giác đau, gây chảy máu mao mạch vàđôi khi bị nhiễm trùng do viêm nhiễm.
Điều trị: Làm sạch vết thương bằng các dung dịch oxy già, sau đó laukhô và bôi xanh metylen có hòa dung dịch novocain 2%. Các vết sướt lớnnên bôi mỡ kháng sinh trước khi băng và têm ngừa uốn ván.
+ Vết thương: Là sự tổn thương tổ chức mềm với sự phá huỷ bề mặt dahay lớp niêm mạc. Vết thương được phân thành các vết sau: Vết đâm, vếtcắt, vết rách, vết đụng dập. Các vết thương thường có dấu hiệu chung là:chảy máu, vết thương há rộng, đau và giảm sút chức năng.
Phải cầm máu ngay nếu máu chảy nhiều, chảy máu động mạch thườngmáu chảy thành tia, máu đỏ cần phải đặt garô cầm máu và chuyển đếnbệnh viện, chảy máu tĩnh mạch ít nguy hiểm hơn vì máu chảy chậm, chỉcần đặt băng ép là đủ. Sau khi cầm máu xong, xử lý bề mặt vết thương,sát trùng và băng bó cẩn thận vì dễ gây nhiễm trùng..
Khi các cơ quan nội tạng bị chấn thương (thận, gan, lá lách…) cũng cóthể bị vỡ và chảy máu nhiều nếu cơ quan đó bị va chạm mạnh, Nếu cóchấn thương nặng thì nạn nhân thường ngất, nhịp thở nhanh, mạch yếu,huyết áp giảm…rất nguy hiểm cần cấp cứu ngay.
Phương pháp đặt garô: Dây garô có thể là dây cao su, dây vải bền, ởđầu dây có gắn móc xích để cố định garô. Trước khi đặt garô nên dùng vảiquấn quanh da vùng định thắt để tránh xoắn và kẹp da phía dưới dâythắt. Khi đặt vòng garô đầu tiên nên thắt chặt nhất sau đó lực thắt giảmdần. Các vòng garô nằm cạnh nhau sao cho da không bị xoắn kẹp, đầudây garô phải được cố định lại. Sau khi đặt garô xong, nếu máu ngưngchảy là đúng. Không nên đặt garô quá chặt làm tổn thương cơ, thần kinh,mạch máu và có thể gây liệt chi.
Không nên để garô quá lâu từ 1,5 – 2 giờ dễ gây hoại tử phần dưới chỗđặt garô. Vì vậy, phải ghi giờ đặt garô và cứ mỗi giờ nới lỏng garô mộtlần, nới từ từ, mỗi lần khoảng 30 giây.
Chấn thương hệ vận động.
Là chấn thương thường gặp nhất trong tập luyện và thi đấu thể thao,xảy ra khi vận động viên bị ngã, bị va đập vào dụng cụ, va chạm nhau trong thiđấu. Các chấn thương thường gặp là: đụng dập, tổn thương hệ dây chằngbao khớp, giãn đứt cơ gân và trật, gãy xương.
+ Đụng dập: Là vết tổn thương cơ học của các tổ chức hay các cơ quan,vết này do các vật cứng, tày gây nên. Khi bị tổn thương sẽ xuất hiện phảnứng co mạnh cục bộ sau đó là phản ứng dãn mạch. Vì vậy, sẽ dẫn đếnxung huyết và thấm huyết thanh của tổ chức, có thể gây chảy máu và tụhuyết do bị đứt, tổn thương các mao mạch. Phương pháp sơ cứu và điềutrị bằng nguyên lý cơ bản “RICE”.
+ Giãn cơ: Khi bị giãn cơ, về mặt cấu trúc giải phẫu của cơ không thayđổi nhưng cơ tổn thương ở tổ chức quanh cơ như tổn thương các maomạch. Giãn cơ có thể ở khu vực bụng cơ hay ở vị trí chuyển từ cơ sanggân cơ. Trong trường hợp giãn cơ, vận động viên cần phải nghỉ tập mộtthời gian ngắn, nhẹ nghỉ ngơi vài giờ, nặng phải nghỉ đến vài ngày.
+ Rách, đứt cơ: Xảy ra khi cơ co giật đột ngột. Cùng thời điểm đó xuấthiện cơn đau mạnh và đội khi còn nghe được âm lạo xạo của đứt cơ. Ráchvà đứt cơ bao giờ cũng kèm theo chảy máu, thường rất mạnh và tạothành đám tụ huyết. Khớp mất khả năng chuyển động do đau. Khi nắntrên chỗ cơ bị đau có cảm giác rắn chắc do đau kích thích gây phản xạ cocơ và do sự chèn ép của máu tụ. Trong trường hợp bị đứt cơ hoàn toàn cóthể sờ thấy hõm giữa hai phần cơ bị đứt khi căng gân. Cơ thường bị nhiềunhất là cơ tứ đầu đùi và cơ nhị đầu cánh tay. Ngoài các cơ trên còn xãy raở cơ nhị đầu đùi (bóng đá), 1/3 phía trên của các cơ khép đùi (điền kinh),cơ tam đầu cẳng chân (thể dục).
Sơ cứu ban đầu: Giảm đau và giảm chảy máu cùng phương pháp sơcứu và điều trị bằng nguyên lý cơ bản “RICE”. Nếu cơ bị rách đứt thì nhấtthiết phải cố định khớp sao cho hai đầu cơ bị đứt thật gần sát nhau.
+ Bong gân: Bong gân là sự tổn thương ở các dây chằng quanh khớp vàbao khớp ở các mức độ khác nhau.
Bong gân và giãn dây chằng là tổn thương thường gặp nhất trong tậpluyện và thi đấu thể thao. Các khớp hay bị bong gân nhất là các khớp sau:khớp cổ chân, khớp gối (bóng đá, điền kinh), khớp cổ tay, khớp ngón cái(thể dục, bóng chuyền).
Ổ khớp là chỗ nối các đầu xương với nhau, các đầu xương được bọccác sụn viền trơn, bóng trong một hệ thống bao khớp có các sợi dây chằnggân cơ quanh khớp vừa chắc, mềm dẻo để khớp hoạt động hết biên độ màđầu xương không bị trật ra ngoài. Khi hoạt quá biên độ, bao khớp phải mởrộng cùng các dây chằng quanh khớp phải giãn mạnh do kéo căng, có thểbị đứt, gây tổn thương bao khớp, chảy máu và ảnh hưởng đến vận độngcủa khớp.
Triệu chứng: Đau, sưng to ngay từ lúc chấn thương, các hõm quanhkhớp bị đẩy lên do trong ổ khớp tràn dịch và máu. Cử động của khớp bịhạn chế nhiều bởi đau.
Điều trị: Phương pháp sơ cứu và điều trị bằng nguyên lý cơ bản“RICE”.
Giảm đau và kháng viêm. Khi bị tổn thương dây chằng và bao khớp vận động viên phải nghỉ ngơi từ 4 – 5 tuần.
+ Gãy xương: Là sự phá huỷ cấu trúc giải phẫu bình thường của xươngdưới tác động của cơ học trực tiếp hay gián tiếp gây nên. Khi bị gãy xươngbao giờ cũng gây tổn thương gân cơ, dây chằng, thần kinh và mạch máubao quanh. Gãy xương là một tổn thương nặng trong chấn thương thểthao. Thường gặp là gãy xương kín (không gây tổn thương ở bề mặt da),gãy xương không hoàn toàn (rạn, nứt xương) và gãy xương hoàn toàn (gãy 2 hay nhiều đoạn), ít gặp gãy xương hở (Cơ bị tổn thương, da rách vàđầu xương gãy lộ ra ngoài). Khi bị gãy xương, VĐV cần phải nghỉ tậpluyện trong một thời gian dài.
Triệu chứng: Khi bị gãy xương kèm theo mất nhiều máu, rất đau vànhiều khi có thể bị sốc. Da xanh nhợt, chân tay lạnh, đổ mồ hôi. Mạchnhanh và nhỏ, huyết áp hạ thấp
Biến dạng chi do xương thay đổi hướng trục và chi ngắn đi. Chi bị gãybất động, không cử động được. Nắn chỗ bị thương, nạn nhân rất đau và cótiếng lạo xạo gãy xương do các mãnh xương vỡ.
Sơ cứu bước đầu: Ủ ấm cho nạn nhân và bất động chi bị gãy bằngphương pháp băng nẹp (nẹp phải đủ dài để bất động chi tốt), nếu vếtthương hở phải xử lý như một vết thương hở, chống viêm nhiễm, khửtrùng, băng bó và nẹp bất động chi. Sau đó chuyển nạn nhân đến bệnhviện.
Nếu gãy xương sườn nên dùng băng dính hay băng cuộn bản lớn băngép chung quanh vùng ngực nơi xương sườn bị gãy. Khi có nghi vấn gãyxương cột sống, trong mọi trường hợp phải để nạn nhân nằm yên và luônđặt nạn nhân trên cáng (ván) cứng và chuyển đến bệnh viện.
Tai biến nặng nhất của gãy xương là sốc. Vì vậy, cần phải khẩn trương,tích cực theo phương pháp tổng hợp, tiêm giảm đau (phomedol,morphin…), phong bế novocain theo các phương pháp khác nhau. Mộtphương pháp rất có giá trị và áp dụng rộng rãi là truyền dịch và máu.
Để hồi phục rối loạn tuần hoàn ngoại biên trong trường hợp tut huyếtáp nên dùng các loại trợ tim như: cofein, cordinamin, corglucon…Đồngthời dùng các loại vitamine hoà tan trong dung dịch Glucose nước truyềntĩnh mạch như: B6, C, PP, K…) sẽ rất có tác dụng trong việc tăng cườnghoạt động của cơ tim và bình thường hóa hoạt động hệ thần kinh trungương.
+ Trật xương: Là sự chuyển dịch hai đầu xương và diện khớp vượt quágiới hạn của cấu trúc giải phẫu cho phép và diện khớp mất đi sự tiếp xúc,cản trở hoạt động tự nhiên của khớp. Sai khớp có thể gây rách bao khớp,đứt và giãn dây chằng, gây tổn thương các phần mềm. Sai khớp có thểhoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Trường hợp sai khớp không hoàn toàn,diện khớp chỉ sai lệch một phần.
Trật khớp thường là do những chấn thương mạnh tác động gián tiếpvào thân xương. Lực tác động vượt quá giới hạn của độ bền vững của hệthống dây chằng – bao khớp làm đầu xương bật ra khỏi bao khớp.
Trong hoạt động thể thao, các khớp thường dễ trật nhất là khớp vai,khớp khủy và khớp ngón cái.
Triệu chứng: Khi bị trật khớp, nạn nhân rất đau ở vùng khớp tổnthương, chi bị tổn thương nằm ở tư thế phơi tự nhiên, mọi cố gắng để đưachi trở lại vị trí bình thường rất khó khăn và gây đau đớn nên khớp bấtđộng, không cử động tự nhiên được.
Khi quan sát so sánh ta thấy hình dạng khớp thay đổi, biến dạng khớp,sờ vào ổ khớp thấy rỗng.
Sơ cứu ban đầu: Cần phải bất động khớp tạm thời, không nắn sửakhớp. Bất động khớp bằng nẹp hoặc bằng dây đeo vào người, trước ngựcnếu ở khớp vai.
Bất động xong, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để nắn, sửakhớp và phục hồi cơ năng. Tuyệt đối không được tự nắn, kéo và sửa khớpsẽ làm tổn thương ổ khớp, các dây chằng, gân cơ gây ảnh hưởng nghiêmtrọng đến cơ năng của khớp.
Chấn thương hệ thần kinh.
+ Chấn thương sọ não:
Phần lớn các chấn thương sọ não trong thể thao đều gây nên tổnthương não bộ. Do va đập mạnh vào hộp sọ, chấn thương ở não với nhữngmức độ khác nhau như chấn động não, dập não, chèn ép não do máu tụ…
Bất kỳ dạng chấn thương sọ não nào ít nhiều cũng gây đến tổnthương cho não bộ như chảy máu não do đức các mao mạch trong não vàgây rối loạn mạch dẫn đến thiếu máu não và hoại tử cục bộ cũng như rốiloạn các phản ứng của tiểu não, thân não và vỏ bán cầu đại não hoặc huỷhoại các tế bào thần kinh trung ương.
Chấn thương sọ não chia làm hai loại:
– Chấn thương sọ não kín là chấn thương mà hộp sọ không bị rạn nứthoặc vỡ, nếu xảy ra chỉ có thể rách da đầu và chảy máu. Trongchấn thương sọ não ở các môn thể thao, chấn thương sọ não kín làthường gặp nhất.
– Chấn thương sọ não hở là chấn thương khi hộp sọ bị rạn nứt hoặcvỡ, máu và dịch não chảy ra ngoài mũi, tai do bị rạn nứt ở vùngthái dương, chẩm và vùng trán.
Triệu chứng: Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của chấn thương sọ nãosốc hoặc ngất, ngất có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Ngất càng kéodài thì mức độ chấn thương não càng nặng. Khi tỉnh lại, nạn nhân cảmthấy đau và nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, suy nhược cơ thể, nói yếu vàchậm chạp, có thể bị rối loạn tâm thần, nói mê sảng… do mất ý thức, hiệntượng này có thể dần dần sẽ mất đi nếu ở mức độ nhẹ, hồi phục kịp. Khi ởmức độ nặng, nạn nhân bị hôn mê trong vài ngày và có thể tử vong.
Trong dập não có thể vỡ hoặc đứt các mạch máu lớn, gây chảymáu, tạo thành các ổ tụ máu, chèn ép não làm nạn nhân nhức đầu, nônmửa, choáng váng và ngất trở lại sau khi đã tỉnh. Ở mức độ này còn thấycác triệu chứng tổn thương não cục bộ dưới dạng tê liệt, co giật, rối loạncảm giác ở nữa thân đối diện với khu vực tổn thương ở não.
Xử trí bước đầu: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa, đầu cao hơnthân, chườm lạnh trên trán và thái dương.
Nếu nạn nhân bị ngất, ngừng thở, ngừng tim cần nhanh chóng tiếnhành phương pháp hà hơi, thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực chonạn nhân (nới rộng quần áo nạn nhân) cho hít thở amoniac. Chuyển nạnnhân đến bệnh viên gấp để cấp cứu.
Trường hợp chấn thương sọ não nhẹ, VĐV choáng váng, ngất thoángqua, đau đầu, không ói mửa… thì không nên cho nạn nhân tiếp tục tậpluyện mà cần phải nghỉ ngơi, theo dõi và kiểm tra y học trước khi tập lại.
+ Chấn thương cột sống:
Chấn thương cột sống ở vận động viên thường gặp nhất là các dạng:chấn động, tổn thương thực thể tuỷ sống, tuỷ sống bị chèn ép, chảy máu,đứt hoàn toàn hay không hoàn toàn tuỷ sống và màng.
Trong trường hợp chấn động tuỷ sống ta không nhận thấy tổnthương về giải phẫu, có thể chỉ thấy xuất hiện chảy máu nhẹ và phù củamô. Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng bao gồm: Anh hưởng tạm thờiđến sự dẫn truyền xung thần kinh, cảm giác mệt mỏi của các cơ tứ chi,đôi khi có sự rối loạn cảm giác và chức năng của các cơ quan vùng chậu.
Các triệu chứng này xuất hiện ngay sau chấn thương và giảm dần, mấthẳn sau 1 – 3 tuần.
Trong trường hợp chấn thương thực thể tuỷ sống sẽ xuất hiện chảymáu, phù nề và nhũn từng phần cục bộ mô thần kinh dẫn tới giảm sútchức năng nghiêm trọng. Sự phá vỡ khả năng dẫn truyền xung động thầnkinh xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương và kéo dài rất lâu. Triệu chứnglúc đầu Như liệt các cơ quan dưới vùng tổn thương, mất cảm giác, bí tiểuvà đại tiện. Phụ thuộc vào mức độ tổn thương mà khả năng hồi phục cũngkhác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến tê liệt suốt đời.
Chèn ép tuỷ sống có thể xuất hiện do sự chèn ép của các đốt sốngtrong trường hợp bị gãy hay trường hợp tụ huyết dưới màng tuỷ sống domạch máu bị đứt. Chèn ép tuỷ sống tăng lên cùng với sự tăng tụ huyết sẽgây rối loạn cảm giác và điều tiết khả năng hoạt động của các cơ quanchịu sự chi phối của thần kinh tuỷ sống nằm dưới khu vực bị tổn thương.
Chèn ép tuỷ sống kéo dài dẫn đến những tiên lượng xấu không có thể hồiphục được.
Trong trường hợp gãy đốt sống kín và lệch khớp thường gây nên đứthoàn toàn hoặc không hoàn toàn tuỷ sống, dẫn tới sự phá huỷ hoàn toànkhả năng dẫn truyền, gây liệt hai chi trên hoặc hai chi dưới, có thể liệt cả4 chi. Ở giai đoạn đầu chỉ xuất hiện cảm giác mệt mỏi chi, sau đó tăngdần đến 3 – 4 tuần xuất hiện liệt cứng. Mất cảm giác, đại tiện và tiểu mấttự chủ, nhanh chóng xuất hiện phù nề, lở loét và co cứng các chi.
Sơ cứu ban đầu: Luôn để nạn nhân ở tư thế nằm để tránh tổn thươngphần tổn thương ở cột sống, đưa nạn nhân bằng cáng cứng và chuyển đếnngay bệnh viện để xử trí.
Giãn thần kinh ngoại biên có thể gặp trong các môn thể dục nhàolộn, đền kinh…Thường xảy ra là thần kinh toạ . Khi thần kinh bị kéo giãnthường xuất hiện cảm giác đau nhói, sau đó đau giảm dần và giữ lại rấtlâu, có thể xuất hiện rối loạn cảm giác, giảm lực cơ tại khu vực mà thầnkinh đó điều tiết chức năng.
Chấn thương vùng nội tạng.
Các va chạm mạnh ở vùng bụng, ngực, thắt lưng và các va chạmmạnh này làm chấn thương kèm theo gãy xương sườn, khung chậu…cóthể dẫn đến chấn thương vùng nội tạng như: gan, lá lách, thận, phổi….
+ Tổn thương các cơ quan vùng ổ bụng:
Tổn thương vùng ổ bụng của cơ thể khi va đập mạnh vào khu vực dướisườn. Khi bị chấn thương vùng này, nạn nhân thường bị ngất tuỳ theomức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi va chạm mạnh, cơ quan nào đó bị tổnthương thường kèm theo chảy máu (lá lách, gan. Thận…do vỡ hoặc rạnnứt). Lúc này nạn nhân xanh nhợt, mạch nhanh và yếu, mất ý thức, khámvùng bụng có phản ứng thành bụng.
+ Khi bị tổn thương vùng tiêu hoá:
Tổn thương các vùng tiêu hoá như dạ dày, ruột… thường dẫn đến viêmphúc mạc nếu bị vỡ hoặc đứt. Đây là trường hợp cần phải cấp cứu ngaynhư chườm lạnh vùng bụng và nhanh chóng chuyển bệnh viên gấp, tránhgây tử vong do nhiễm trùng.
+ Tổn thương màng phổi và phổi:
Khi bị va đập mạnh vào ngực làm gãy hoặc lún xương sườn, các xươngsườn đó làm tổn thương màng phổi hoặc lủng phổi. Khi bị chấn thương cóthể thấy xương sườn gãy bị biến dạng dưới da, các mạch máu bị tổnthương và tại phổi cũng bị tổn thương do xương sườn tác động, gây chảymáu và tụ máu trong khoang phổi. Tổ chức mô ở phổi bị tổn thương, nạnnhân ho ra máu, khi máu và dịch tràn đầy màng phổi gây chèn ép phổi vàtim, từ đó làm giảm chức năng hô hấp và tuần hoàn.
Khi lồng ngực bị tổn thương bởi các vật nhọn sắc tác động vào,trong lồng ngực sẽ tích khí và gây nên tràn khí màng phổi. Trường hợpnày lá phổi bị chèn ép mạnh và chức năng hô hấp bị giảm sút đáng kể,ảnh hưởng đến tính mạng nạn nhân.
Khi màng phổi và phổi bị tổn thương dù kín hay hở bao giờ nạnnhân cũng có các triệu chứng sau: da nhợt, mạch nhanh và yếu, ho ramáu và choáng nhẹ.
Sơ cứu ban đầu: Nhanh chóng dùng băng vải băng kín vết thương, nếuvết thương hở và chuyển gấp đến bệnh viện.
+ Chấn thương thận và bàng quang:
Xuất hiện khi va chạm và đập mạnh vào vùng thắt lưng, bụng và vùngmu. Chấn thương thận thường kèm theo triệu chứng sốc, xuất hiện huyếtniệu hay tụ huyết vùng quanh thận. Đồng thời nạn nhân đau dữ dôi và bítiểu. Bàng quang bị dập, vỡ sẽ gây bí tiểu. Nước tiểu tích tụ lại trong môliên kết gần bàng quang. Trạng thái sốc trở nên sâu hơn do bị nhiễm độc.
Sơ cứu ban đầu: Chườm đá lên vùng bị tổn thương, áp dụng phươngpháp chống sốc và chuyển ngay đến bệnh viện.
Chấn thương vùng răng – hàm – mặtvà tai – mũi – họng.
+ Chấn thương vùng mũi:
Có thể gây nên do va đập mạnh vào đối phương hoặc do môn thể thaođấm bốc. Trong các trường hợp bị chấn thương vùng mũi, mũi bị dập vàxuất hiện chảy máu tại mũi, gãy xương và sụn mũi.
Sơ cứu: Trước tiên cho nạn nhân nằm hoặc ngữa đầu, cầm máu ngay,(chườm lạnh trên sóng mũi, dùng ngón tay đẩy ép cánh mũi bên tổnthương vào phía trong và ra sau trong 1 phút).
+ Chấn thương vùng tai (rách hoặc gãy sụn):
Thường gặp ở các VĐV quyền anh và vật. Trong trường hợp này mạchmáu tại vành tai bị đứt hoặc vỡ sụn sẽ gây tụ huyết giữa sụn và màngsụn. Sơ cứu như trong phần vết thương.
+ Chấn thương thanh quản:
Phần lớn thường gặp nhất là các VĐV môn quyền anh và võ vật haykhi bị chấn thương do đụng dập với khi bị ngã hoặc chèn ép. Trong trườnghợp này thường gãy sụn thanh quản và chảy máu ngầm dưới niêm mạc,từ đó gây chèn ép và co thắt thực quản. Các dấu hiệu co thắt – đau vùnghọng, giọng thay đổi và cảm giác ngạt thở. Nếu nặng phải chuyển nạnnhân đến ngay bệnh viện để mở khí phế quản.
+ Chấn thương vùng mắt:
Do tác động lực đấm của đối phương của môn đấm bốc hoặc do bóngva mạnh vào mắt… Thông thường tụ máu và chảy máu dưới da, phù nềvùng mi mắt hay kết mạc. Tụ huyết này nên áp dụng biện pháp chườmnóng. Trong trường hợp quá nặng dẫn đến chảy máu ở các vùng phía saucủa nhãn cầu – võng mạc và màng mạch làm giảm thị lực, bong võngmạc, đứt màng mạch và các tổn thương tại mắt nên chuyển nạn nhân đếnbệnh viện cứu chữa.
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.