Thứ Sáu, 21/06/2024 | 08:30

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước là vấn đề đáng báo động hiện nay tại Việt Nam cũng như một số quốc gia khác trên toàn thế giới. Ô nhiễm kim loại nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột.

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước là biểu hiện của các kim loại độc hại trong nguồn nước ở mức độ có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Các loại kim loại nặng bao gồm thủy ngân (Pb), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd), asen (As) và crom (Cr). Sự ô nhiễm này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm hoạt động của các khu công nghiệp, khai thác mỏ, nông nghiệp…

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến hệ vi sinh đường ruột. Những kim loại nặng như thủy ngân, cadmium và asen có khả năng thay đổi môi trường hệ vi sinh đường ruột và gây ra các vấn đề nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Thay đổi thành phần vi sinh vật

Kim loại nặng có thể làm thay đổi tỷ lệ và số lượng của các vi sinh vật có lợi và có hại. Sử dụng nguồn nước lâu dài có chứa các loại kim nặng có thể dẫn đến giảm lượng vi khuẩn có lợi như Lactobacillus và Bifidobacteria, đồng thời làm tăng lượng vi khuẩn gây hại.  Giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột dẫn đến giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh như tả, lỵ, bệnh viêm đại tràng mạn tính…

Gây độc trực tiếp cho vi khuẩn

Kim loại nặng có thể gây độc hại trực tiếp đối với vi khuẩn đường ruột. Chúng có thể phá vỡ màng bào vi khuẩn, gây nguy hại đến enzyme và các vi khuẩn có lợi, làm suy yếu hệ vi sinh đường ruột.

Kích thích phản ứng viêm

Khi tiếp xúc với kim loại nặng có thể kích thích phản ứng viêm trong niêm mạc. Phản ứng viêm này không chỉ làm tổn thương các tế bào niêm mạc mà còn làm thay đổi môi trường sống của vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sự cân bằng và chức năng của hệ vi sinh đường ruột.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Hệ vi sinh đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ với hệ miễn dịch. Kim loại nặng làm suy giảm hệ miễn dịch bằng cách gây rối loạn chức năng của các tế bào miễn dịch, giảm khả năng cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Một hệ miễn dịch yếu có thể làm giảm sự kiểm soát đối với vi khuẩn gây hại.

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước gây mất cân bằng và thay đổi thành phần hệ vi sinh đường ruột, làm giảm lượng vi khuẩn có lợi và tăng lượng vi khuẩn có hại. Điều này dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Để hạn chế những tác động bởi các yếu tố từ môi trường đến nguồn nước ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đến sức khoẻ các chuyên gia khuyến cáo người dân nên sử dụng máy lọc nước đã được cấp phép của các cơ quan chức năng để loại bỏ những tạp chất  gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, bảo vệ và duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Một môi trường tốt với lối sống và chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố môi trường có hại sẽ bảo vệ và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các yếu tố gây mất cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Lợi ích tuyệt vời của quả mâm xôi đối với hệ vi sinh đường ruột

Đồ ăn nhanh thủ phạm gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook