Theo thời gian, các bệnh ung thư đường tiêu hóa như: ung thư dạ dày thực quản, ung thư gan mật tụy, ung thư trực tràng… tăng đột biến chủ yếu ở lứa tuổi dưới 40.
Các bệnh lý về tiêu hóa phổ biến tại các quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, độ tuổi thường gặp từ 45 – 50 tuổi. Theo thời gian, ung thư dạ dày thực quản, ung thư gan mật tụy, ung thư trực tràng…tăng đột biến chủ yếu ở lứa tuổi dưới 40.
Tại Việt Nam, bệ nh lý liên quan đến tiêu hoá chiếm tỉ lệ cao trong nhóm bệnh nội khoa và ngoại khoa với các biểu hiện triệu chứng đa dạng, tiến triển âm thầm và diễn biến phức tạp để lại nhiều biến chứng nặng nề. Trong số nhóm ung thư tiêu hóa, ung thư gan – mật – tụy là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đặc biệt những bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa như ung thư dạ dày thực quản, ung thư gan mật tụy, ung thư đại trực tràng ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
Mỗi năm số liệu thống kê cho thấy khoảng 18.000 người mắc ung thư dạ dày, trong đó 15.000 trường hợp tử vong. Hàng năm có thêm 16.000 người mắc ung thư đại trực tràng và có đến hơn 7.000 người chết vì căn bệnh này. Những con số thống kê đáng quan ngại trên đòi hỏi sự quan tâm đầu tư nghiên cứu sâu và chất lượng hơn góp phần chẩn đoán sớm, điều trị và dự phòng bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia, các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa gia tăng do nhiều yếu tố kết hợp gồm:
– Gen di truyền, độ tuổi.
– Ảnh hưởng từ môi trường.
– Chế độ ăn thiếu khoa học.
– Uống nhiều rượu bia rượu, hút thuốc lá.
– Ít vận động…
Để bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, đặc biệt là nói không với ung thư đường tiêu hoá, người dân cần duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ những nguyên tắc sau.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh
Áp dụng chế độ ăn uống từ thực vật tự nhiên cung cấp khoảng 15-20% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày. Các vi khuẩn có lợi – được gọi là men vi sinh, chịu trách nhiệm cho vô số các hoạt động trong cơ thể bao gồm tiêu hóa và đào thải thức ăn.
Rau xanh giúp cho hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Các loại thực phẩm như cải xoăn, rau bina và cỏ linh lăng đều là những lựa chọn tốt cần bổ sung vào chế độ ăn uống. Mầm bông cải xanh cũng có khả năng kích thích các enzyme giải độc cho hệ thống tiêu hóa.
Tập trung khi ăn
Tuổi trẻ có thói quen vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại. Thói quen xấu này diễn ra hết ngày này đến ngày khác sẽ gây hại cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Phương pháp ăn khoa học khi ăn là tập trung, nhai kỹ thức ăn cho đến khi nhuyễn và nên ăn miếng nhỏ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó cần sắp xếp thời gian khoa học trong một ngày kể cả giờ làm, nghỉ ngơi, giờ ăn để các bữa ăn không quá vội vã.
Uống nước 1 giờ trước hoặc sau ăn
Các chuyên gia cho biết uống 1 ly nước trước hoặc sau bữa ăn chính khoảng 60 phút sẽ hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt là những người muốn giảm cân, uống nước sẽ hạn chế tình trạng ăn quá đà. Ngược lại, trong khi ăn, không nên uống quá nhiều nước mà chỉ uống một ít nước nếu có nhu cầu.
Đảm bảo thời gian ăn khoa học
3 bữa ăn chính của một người bao gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa ăn tối. Các nhà khoa học khuyến cáo không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào trong 3 bữa này để hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung được khoẻ mạnh. Nên sắp xếp thời gian cho bữa ăn khoa học như ăn sáng sau 7 giờ, ăn trưa từ 11h30 đến 12h, ăn tối từ 18h đến 16h30, không ăn tối trước giờ ngủ ít hơn 2 giờ.
Hạn chế ăn thực phẩm sống
Thực phẩm sống là một trong những tác nhân gây ra rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân do khi tiêu thụ thực phẩm sống dạ dày làm việc vất vả hơn chưa kể thực phẩm sống luôn kém an toàn hơn thực phẩm chính khi chưa được chế biến sạch sẽ. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập dạ dày. Đối với dạ dày nhạy cảm có thể gây ra phản ứng tức thì của chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.
Vì vậy người dân cần tạo thói quen ăn đồ ăn chín để đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ bị ngộ độc thức ăn hoặc rối loạn tiêu hóa.
Bổ sung probiotic hàng ngày
Lợi khuẩn Probiotic là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột. Y khoa thường gọi là “vi khuẩn thân thiện” hay “vi khuẩn có lợi” cho con người, những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe.
Nguyên nhân nên bổ sung probiotic hàng ngày vì probiotic có tác dụng điều hòa nhu động ruột; ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón; giúp duy trì và cân bằng lượng khuẩn có lợi và khuẩn gây hại trong đường ruột. Giúp giảm độc tố trong ruột, tăng cường hệ miễn dịch…Probiotic có nhiều trong thực phẩm và cả các chất bổ sung gồm sữa chua, đồ uống từ sữa chua, sữa lên men và chưa lên men, đậu tương lên men và một số nước hoa quả, đồ uống đậu nành.
Tổ hợp các môn thể thao, các bài tập thể dục đơn giản hàng ngày… có thể giúp đại tràng làm việc hiệu quả hơn khi cơ bụng khỏe và liên tục hoạt động.
Gập bụng là một bài tập cực tốt giúp tăng cường các cơ bụng. Tương tự, đi bộ giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh do cải thiện lưu lượng máu đến ruột và ruột kết. Thống kê cho thấy những người bộ hàng ngày có nguy cơ mắc ung thư ruột thấp hơn 31%. Do đó người dân cần duy trì tập thể dục hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Nội soi chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng (Phần 1)
Nội soi chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng (Phần 2)
Rối loạn tương tác não ruột: rối loạn đau bụng chức năng
Bệnh Celiac: nguy cơ, biến chứng
Viêm dạ dày cấp nên ăn, kiêng gì để nhanh chóng hồi phục
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.