Thứ Sáu, 16/02/2024 | 16:13

Bệnh Celiac (còn có tên là bệnh coeliac) là một rối loạn tự miễn khởi phát khi người mắc bệnh tiêu thụ sản phẩm có chứa gluten, một căn bệnh gây ra bởi phản ứng miễn dịch khi ăn gluten. Gluten là một loại protein có trong thực phẩm có chứa lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen.

Nếu bạn mắc bệnh celiac, việc ăn gluten sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch với protein gluten trong ruột non. Theo thời gian, phản ứng này làm hỏng lớp lót ruột non và ngăn cản nó hấp thụ chất dinh dưỡng, gọi là tình trạng kém hấp thu.

Tổn thương đường ruột thường gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân, chướng bụng hoặc thiếu máu. Tổn thương đường ruột cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được quản lý hoặc điều trị. Ở trẻ em, kém hấp thu có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bên cạnh các triệu chứng về đường tiêu hóa.

Không có cách chữa trị dứt điểm cho bệnh celiac. Nhưng đối với hầu hết mọi người, tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không chứa gluten có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và giúp ruột mau lành.

Đa số bệnh nhân mắc bệnh celiac hoàn toàn không biết mình bị bệnh, và các nhà nghiên cứu ước tính chỉ có khoảng 20% số người mắc bệnh thực sự được chẩn đoán. Các tổn thương tại tiểu tràng diễn ra rất chậm, các dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện ra rất khác nhau cũng là những nguyên nhân chính khiến phải mất nhiều năm bệnh nhân mới biết và được chẩn đoán bệnh.

Nguyên nhân bệnh Celiac

Bệnh celiac có mang tính gia đình, và các nhân tố di truyền đóng một vai trò nhất định. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định rõ. Bệnh celiac có thể xuất hiện sau phẫu thuật, mang thai, sinh con, nhiễm virus hoặc stress hoặc sang chấn tâm lý.

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với gluten trong thực phẩm, phản ứng này sẽ làm tổn thương các phần nhô ra nhỏ như lông, gọi là nhung mao, dọc theo ruột non. Nếu nhung mao của bạn bị tổn thương, cơ thể sẽ không thể nhận đủ vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng dù có ăn bao nhiêu đi chăng nữa.

Các nguy cơ mắc bệnh Celiac

Bệnh Celiac có xu hướng phổ biến hơn ở những người có:

Một thành viên trong gia đình mắc bệnh celiac hoặc viêm da herpetiformis.

Bệnh tiểu đường loại 1.

Hội chứng Down, hội chứng William hoặc hội chứng Turner.

Bệnh tuyến giáp tự miễn.

Viêm đại tràng vi thể.

Bệnh lý Addison.

Biến chứng của bệnh Celiac

Bệnh Celiac không được điều trị có thể dẫn đến:

Suy dinh dưỡng:

Điều này xảy ra nếu ruột non không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến thiếu máu và sụt cân. Ở trẻ em, suy dinh dưỡng có thể gây chậm tăng trưởng và tầm vóc thấp bé.

Loãng xương:

Ở trẻ em, kém hấp thu canxi và vitamin D có thể dẫn đến mềm xương, gọi là nhuyễn xương hoặc còi xương. Ở người lớn, nó có thể dẫn đến mất mật độ xương, được gọi là loãng xương.

Vô sinh và sảy thai.

Sự kém hấp thu canxi và vitamin D có thể góp phần gây ra các vấn đề về sinh sản.

Không dung nạp Lactose:

Tổn thương ruột non có thể khiến bạn đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose. Khi ruột đã lành, bạn có thể dung nạp lại các sản phẩm từ sữa.

Bệnh ung thư:

Những người mắc bệnh celiac không duy trì chế độ ăn không có gluten có nguy cơ phát triển một số dạng ung thư cao hơn, bao gồm ung thư hạch đường ruột và ung thư ruột non.

Các vấn đề về hệ thần kinh:

Một số người mắc bệnh có thể xuất hiện các tình trạng như co giật hoặc bệnh về dây thần kinh ở tay và chân, được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.

Không dung nạp lactose:

Một số người mắc bệnh celiac không đáp ứng với chế độ ăn mà họ cho là không chứa gluten. Bệnh celiac không đáp ứng thường là do chế độ ăn uống có gluten. Làm việc với chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn học cách tránh tất cả các thực phẩm có gluten.

Những người mắc bệnh celiac không đáp ứng có thể có:

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non.

Viêm đại tràng vi thể.

Chức năng tuyến tụy kém, được gọi là suy tụy.

Hội chứng ruột kích thích.

Khó tiêu hóa đường có trong các sản phẩm từ sữa (lactose), đường ăn (sucrose) hoặc một loại đường có trong mật ong và trái cây (fructose).

Bệnh celiac thực sự khó chữa, không đáp ứng với chế độ ăn không có gluten.

Bệnh celiac không đáp ứng

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tổn thương đường ruột của bệnh celiac không đáp ứng với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt không chứa gluten. Đây được gọi là bệnh celiac không đáp ứng. Nếu bạn vẫn có các triệu chứng sau khi tuân theo chế độ ăn không chứa gluten trong 6 tháng đến 1 năm, bạn nên gặp các chuyên gia tiêu hóa để xem liệu bạn có cần xét nghiệm thêm để tìm lời giải thích cho các triệu chứng của mình hay không.

Hiện nay để chẩn đoán bệnh celiac bác sĩ sẽ chỉ định hai xét nghiệm máu như sau:

Xét nghiệm huyết thanh học để tìm các kháng thể nhất định.

Xét nghiệm di truyền học để tìm các kháng nguyên bạch cầu ở người (human leukocyte antigens) nhằm xác định bệnh celiac.

Để kết quả xét nghiệm kháng thể được chính xác, bệnh nhân cần ngừng chế độ ăn không có gluten (nếu đang thực hiện) trước khi làm xét nghiệm.

Nếu các kết quả xét nghiệm máu cho thấy có khả năng bệnh nhân đã mắc bệnh celiac thì bệnh nhân cần thực hiện nội soi để bác sĩ trực tiếp quan sát các tổn thương cũng như lấy mẫu mô tiểu tràng làm giải phẫu bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh celiac ở trẻ em: dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Bệnh celiac khi nào cần gặp bác sĩ

Khi bị tiêu chảy có ăn trứng được không?

Ợ hơi, đầy hơi và chướng bụng: mẹo để giảm bớt

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook