Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, đái tháo đường tuýp 2, béo phì, bệnh tim mạch…
Đường tiêu hóa của cơ thể chứa một hệ vi sinh phức tạp. Chính hệ vi sinh này tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, parkison… Vì vậy bảo vệ hệ vi sinh đường ruột là bảo vệ sức khoẻ, tạo ra tính ổn định, khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, đái tháo đường tuýp 2, béo phì, bệnh tim mạch… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Trong các căn bệnh kể trên tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch ngày càng gia tăng. Theo các nhà khoa học ngoài nguyên nhân như di truyền, lối sống…mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch (CVD) bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch là do các rối loạn của tim và mạch máu.
Vai trò của tim là vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Nhiệm vụ chính của tim là bơm máu lên não và tất cả các cơ quan trên cơ thể một cách đều đặn. Trái tim phải bơm khoảng 7.600 lít máu mỗi ngày cùng với các loại dưỡng khí khác để nuôi sống cơ thể. Tim có vai trò trong việc vận chuyển các enzym, hormon đến các cơ quan, giữ vai trò liên lạc giữa các cơ quan với nhau và phối hợp với thận để làm sạch máu nuôi cơ thể và bộ não. Tim được cho là động lực chính của hệ tuần hoàn, giữ vai trò như một máy bơm, hút và đẩy máu vào đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn.
Hệ vi sinh đường ruột tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Vi khuẩn đường ruột giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, sản xuất các chất hóa học quan trọng có thể tác động đến mạch máu và tim. Theo một số nghiên cứu cho thấy, sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột có thể gây ra cơn đau tim, đột quỵ.
Mối liên hệ giữa ruột và tim
Tiến sĩ Rohith P Reddy, chuyên gia tư vấn, bác sĩ tim mạch can thiệp bệnh viện Yashoda, Hyderabad, Ấn Độ cho biết “Ruột của chúng ta là nơi cư trú của hàng triệu vi khuẩn tiết ra một số enzyme giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và thuốc, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng đường ruột khỏe mạnh là điều cần thiết trong việc duy trì mức cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể”.
Hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào
Kiểm soát tình trạng viêm: Đường ruột cân bằng giúp điều chỉnh tình trạng viêm khắp cơ thể trong đó viêm mạn tính là một yếu tố nguy cơ được biết đến đối với bệnh tim.
Giảm cholesterol: Một số vi khuẩn đường ruột có liên quan đến chuyển hóa cholesterol. Vì vậy sự mất cân bằng của các vi khuẩn này có thể góp phần làm tăng mức cholesterol xấu, một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Điều hòa huyết áp: Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò sản xuất các chất ảnh hưởng đến huyết áp. Sự mất cân bằng của những vi khuẩn này có thể dẫn đến tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.
Trao đổi chất và kiểm soát cân nặng: Hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý và lưu trữ chất béo. Do đó đường ruột không khỏe mạnh có thể góp phần gây ra béo phì – căn bệnh có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về tim.
Từ những phân tích khoa học trên có thể thấy việc bảo vệ hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh là bảo sức khoẻ hệ tim mạch nói riêng, sức khoẻ tổng thể nói chung. Qua đó cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung các thực phẩm lên men như dưa cải bắp, sữa chua…bởi những thực phẩm lên men này chứa nhiều vi sinh vật có lợi trong đường ruột và làm giảm số lượng các loại vi khuẩn gây hại trong ruột.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu prebioti – một loại chất xơ giúp kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Thực phẩm giàu prebiotic có trong chuối, atiso, yến mạch, măng tây và táo. Tương tự, các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ và carbs lành mạnh được tiêu hoá bởi những vi sinh vật có lợi trong đường ruột cũng giúp giảm cân, ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường. Song song với những biện pháp trên người dân cần lưu ý chỉ dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của các bác sĩ, không tự ý mua thuốc để uống bởi hầu hết các loại thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và xấu trong hệ vi sinh vật đường ruột.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?
Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ
Mối liên quan giữa stress và bệnh dạ dày
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và hệ vi sinh đường ruột
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.