Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị chảy máu cam cần có những lưu gì? Và người bị bệnh chảy máu cam nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!
Y học cổ truyền gọi chảy máu cam là huyết hư, gồm chứng thực và chứng hư. Chứng thực là bệnh phát sinh do phổi nhiệt, gan nóng hỏa bốc, dạ dày thực nhiệt; còn hư chứng thuộc về âm hư, huyết hư, kèm theo các tạng gan, thận, phổi đều hư dẫn tới bệnh phát sinh. Để giải quyết nhanh hiện tượng này, bạn có thể tham khảo 3 cách chữa chảy máu cam hiệu quả theo dân gian.
Ngoài ra, chế độ ăn uống dành cho người bệnh chảy máu cam cần lưu ý bổ sung và tránh một số thực phẩm sau đây:
Chảy máu cam nên ăn gì?
Về mặt khoa học, người bị chảy máu cam đã bị mất máu, cần ăn những thực phẩm bổ sung máu và sắt như thịt, gà, cá, trứng. Ngoài ra theo các bài thuốc dân gian, các thực phẩm thanh đạm, mát, nhiều vitamin thường được các bác sĩ khuyên ăn khi chảy máu cam. Một số thực phẩm nên ăn khi bị chảy máu cam như sau:
– Thực phẩm bổ máu: Gan lợn, trứng gà, thịt bò, thịt gà, nấm….
– Các thực phẩm theo đông y như: Nước lá hẹ, nước vỏ quả dừa, nước củ cải trắng, nước ngó sen, canh mướp, nước rau má, chè đậu đen….
Ngoài ra các bạn cũng cần chú ý một số loại thực phẩm sau:
Nước nhân lạc
– Chuẩn bị: Nhân lạc tươi 60g (lạc non).
– Cách thực hiện: Lạc đem bỏ vỏ lấy nhân để nguyên vỏ the cho vào nồi thêm một ít nước đem đun sôi kỹ. Sau đó chia 2 lần dùng trong ngày (cần ăn cả lạc và uống nước). Thực hiện liên tục trong 3 ngày.
Nước rễ cỏ tranh
– Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh 50g, đường phèn 20g.
– Cách thực hiện: Rễ cỏ tranh đem nhặt kỹ rồi rửa sạch và giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đem đun sôi kỹ. Sau đó chắt lấy nước và cho thêm lượng đường phèn đã chuẩn bị vào khuấy tan và chia uống 2 lần trong ngày. Bạn cũng nên uống liên tục 3-5 ngày.
Nước củ cải trắng
Chuẩn bị: Củ cải trắng 50g.
– Cách thực hiện: Củ cải đem rửa sạch và xay nhuyễn hoặc giã nhỏ rồi dùng nước sôi để nguội cho vào lọc lấy nước đặc khoảng 200ml. Chia uống 3 lần trong ngày trong 3 ngày liên tiếp. Cần lưu ý nên nhỏ 3 giọt nước củ cải vào bên mũi chảy máu cam trước khi uống.
Nước vỏ quả dừa
– Chuẩn bị: Vỏ quả dừa tươi 60g (vỏ còn xanh).
– Cách thực hiện: Vỏ dừa rửa sạch đem cắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nồi và thêm nước, đun sôi kĩ. Chắt lấy nước này chia uống 2 lần trong ngày. Nên uống trong 3-5 ngày liên tiếp.
Canh mướp
– Chuẩn bị: Mướp tươi 200g, thịt lợn nạc, rau ngót 50g, bạc hà tươi 4-5 lá, gia vị vừa đủ.
– Cách thực hiện: Mướp đem gọt vỏ rồi rửa sạch thái miếng, rau ngót và bạc hà rửa sạch, thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín rồi cho thêm nước sạch vừa đủ đun sôi. Sau đó cho thêm mướp + rau ngót + rau bạc hà vào đảo đều, khi canh sôi thì cho gia vị vào nêm vừa ăn. Cần ăn hàng ngày trong 5 ngày liền.
Canh rau má
– Chuẩn bị: Rau má 100g, cỏ nhọ nồi 50g, tôm nõn 20g, gia vị vừa đủ.
– Cách thực hiện: Tôm nõn đem giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun sôi. Sau đó cho thêm rau má và cỏ nhọ nồi đã rửa sạch thái nhỏ vào. Khi canh sôi lại nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Ăn liền trong 3 ngày, có thể ăn với cơm.
Chè đậu đen
– Chuẩn bị: Đậu đen 100g, đường phèn 30g.
– Cách thực hiện: Đậu đen xay thành bột rồi cho vào nồi thêm nước vừa đủ đem đun sôi. Khi chín cho thêm đường phèn vào khuấy đều, chè sôi lại là được. Bệnh nhân cần dùng mỗi ngày 1 lần liên tiếp trong 5 ngày.
Bị chảy máu cam không nên ăn gì?
Bên cạnh việc điêu chỉnh chế độ ăn hàng ngày với các món ăn trên thì người bệnh chảy máu camcũng cần tránh:
– Thức ăn có tính cay nóng: Các món ăn được chế biến chứa nhiều tiêu, ớt, tỏi,… rất nóng và không tốt cho bệnh nhân chảy máu cam chút nào. Hãy hạn chế việc sử dụng chúng nếu không muốn bệnh trở nên tồi tệ hơn nhé!
– Trái cây có tính nóng: Các loại quả giàu vitamin C rất tốt cho người bệnh chảy máu cam. Tuy nhiên, khi dùng bạn cũng cần loại bỏ một số loại trái cây như: vải, nhãn, mít, xoài,… bởi chúng rất nóng và có thể làm tăng nặng tình trạng.
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.