Thứ Bảy, 02/11/2019 | 10:34

Một số loại thuốc hay dùng trong nhãn khoa

1. Thuốc gây tê vùng: Một số thuốc hay dùng trong các phẫu thuật ở mắt hiện nay là:

Lidocain 2% : Liều cao tối đa là 4,5 mg/kg thể trọng nếu không pha lẫn thuốc co mạch như epinephrin, adrenalin. 7 mg/kg  thể trọng nếu có pha lẫn thuốc co mạch. Tác dụng kéo dài 1-2h.

Novocain 3%

Bupivacain (marcain): Tác dụng kéo dài 6-10h

2. Thuốc gây tê bề mặt: Dùng để vô cảm khi làm một số xét nghiệm, các thủ thuật và khởi đầu vô cảm các phẫu thuật mắt. Thuốc loại này chỉ dành cho thày thuốc để phục vụ cho việc khám chữa bệnh, không được kê đơn cho bệnh nhân.

Dicain: (tetracain, pantocain) dung dịch 1% gây vô cảm sau rỏ 1-2’, tác dụng kéo dài 15 –  20’. Thuốc có gây độc cho biểu mô giác mạc vì vậy không nên rỏ nhiều. Nếu thủ thuật kéo dài, cần phối hợp các phương pháp vô cảm khác.

Noveisine (oxybuprocain  clorua) 0,4%: Ưu điểm của thuốc này là ít gây độc cho biểu mô, tác dụng tê nhanh và mạnh, không gây dị ứng.

2. Thuốc gây tê bề mặt: Dùng để vô cảm khi làm một số xét nghiệm, các thủ thuật và khởi đầu vô cảm các phẫu thuật mắt. Thuốc loại này chỉ dành cho thày thuốc để phục vụ cho việc khám chữa bệnh, không được kê đơn cho bệnh nhân.

Dicain: (tetracain, pantocain) dung dịch 1% gây vô cảm sau rỏ 1-2’, tác dụng kéo dài 15 –  20’. Thuốc có gây độc cho biểu mô giác mạc vì vậy không nên rỏ nhiều. Nếu thủ thuật kéo dài, cần phối hợp các phương pháp vô cảm khác.

Noveisine (oxybuprocain  clorua) 0,4%: Ưu điểm của thuốc này là ít gây độc cho biểu mô, tác dụng tê nhanh và mạnh, không gây dị ứng.

3. Thuốc gây dãn đồng tử:  Thường dùng để khám bệnh, xác định tật khúc xạ, để chuẩn bị phẫu thuật đặt thể thuỷ tinh nhân tạo, để gây liệt thể mi giãn đồng tử trong phức hợp điều trị một số bệnh mắt.

Loại cường giao cảm (sympathomimetic): Nhóm thuốc này gây giãn đồng tử tích cực nhưng không làm liệt thể mi.

Neosynephrin (phenylephedrin hydrochloriide) 2,5%-10%: Đây là loại thuốc cường giao cảm tổng hợp gây rãn đồng tử nhanh, tác dụng trong vòng 30’ sau rỏ, kéo dài 2-3h.

Adrenalin : Là loại thuốc cường giao cảm tự nhiên, thường đóng dạng ống tiêm 1mg. Với mục đích giãn đồng tử mạnh để tách những chỗ dính của mống mắt vào thể thuỷ tinh, người ta trộn 1 ống adrenalin 0,001 g với 1 ống atropin 0,00025 g để tiêm dưới kết mạc vùng rìa phía tương ứng chỗ dính, lượng thuốc tiêm đủ tạo một bọng nhỏ đường kính chừng 3-4 mm.

Loại huỷ phó giao cảm (Parasympatholytic): Nhóm thuốc gây dãn đồng tử  thụ động kèm theo có gây liệt thể mi.

Homatropin hydrobromide 1%:  Hiệu quả liệt thể mi cao nhất sau 3h,   trở lại bình thường sau 36-48h.

Atropin sulphat : Là loại huỷ phó giao cảm tự nhiên thường được pha chế dạng dung dịch 1% – 4%, có loại dung dịch 0,25 – 0,5% dùng cho trẻ em. Thuốc gây giãn đồng tử, liệt thể mi (liệt điều tiết) mạnh, có tác dụng sau rỏ 30’, mạnh nhất sau 2h, kéo dài 2 tuần.

Tropicamide : Thuốc huỷ phó giao cảm tổng hợp có tác dụng giãn đồng tử nhanh, ngắn (vài giờ) và gây liệt thể mi không hoàn toàn.

Cyclogyl (cyclopentolate hydrochloride) 1- 2% : Là loại thuốc gây liệt điều  tiết, dãn đồng tử  nhanh và thời gian ngắn. Chỉ sau 45-60 phút liệt điều tiết, giãn đồng tử đã đạt mức tối đa và sau 24 giờ đã phục hồi trở lại.

Chỉ định dùng thuốc nhóm huỷ phó giao cảm:

+ Khám khúc xạ: Rỏ atropin hoặc cyclogyl 3-5 ngày liền.

+ Các bệnh viêm mống mắt, thể mi, viêm màng bồ đào: Rỏ atropin 1- 4% một lần/ngày.            

+ Các bệnh có phản ứng mống mắt thể mi: chấn thương mắt, bỏng mắt, viêm  loét giác mạc…rỏ atropin 1-4% 1lần/ngày.

+ Trước mổ thể thuỷ tinh, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo, mổ bong võng mạc… rỏ kết hợp 2 loại thuốc cường giao cảm và huỷ phó giao cảm để đồng tử giãn ở mức tối đa.

+ Trước các khám nghiệm và thủ thuật như chụp ảnh đáy mắt, mạch ký huỳnh quang, quang đông, laser võng mạc…

Tác dụng phụ:

Có thể gặp hiện tượng đỏ bừng mặt, khô miệng, sốt, tim đập nhanh. Dự phòng bằng cách ấn góc trong mi ngay sau khi rỏ thuốc để hạn chế lượng thuốc đi xuống mũi họng, Nằm nghiêng đầu về phía đuôi mắt của mắt được rỏ thuốc (nếu chỉ rỏ thuốc ở 1 mắt).                              

4. Thuốc sát trùng (antiseptic) và kháng sinh (antibiotic):Có rất nhiều chế phẩm dạng nước, dạng mỡ dùng cho mắt được pha chế từ thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh và sulfamide. Nhiều chế phẩm là đơn chất, một số khác là sự phối hợp 2 hoặc 3 loại kháng sinh, sulfamide để tăng tác dụng chống nhiễm khuẩn. Sau đây là một số chế phẩm đại diện:

+ Argyrol (argyrol bromhydrid): Là một loại muối bạc, dung dịch 2-3-4-10-20%. Loại 2% dùng cho trẻ sơ sinh, loại 3%- 5% dùng điều trị viêm kết mạc cho mọi lứa tuổi khác. Dung dịch 10-20% có thể dùng rỏ mắt trước mổ khi không có điều kiện xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn. Liều dùng rỏ mắt là 2-6 lần/ ngày, không dùng quá 10 ngày liên tục để tránh xảy ra hiện tượng đóng bạc trên kết, giác mạc.

+ Bạc nitrat (AgNO3) dung dịch 1%: Thuốc sát khuẩn thuộc nhóm muối bạc được chỉ định trong các trường hợp viêm kết mạc và phải do nhân viên y tế rỏ với kỹ thuật riêng đảm bảo cho thuốc không trực tiếp tác động vào giác mạc, không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Kẽm sunphat dung dịch 0,5%: Tác dụng sát khuẩn và làm giảm tiết dịch trong viêm kết mạc. Đây còn là một loại thuốc điều trị loét giác mạc do herpes rẻ tiền.

+ Thimerosan (natri merthiolat) dung dịch 0,03%: Thuốc sát khuẩn thuộc nhóm muối thuỷ ngân hữu cơ được dùng để diều trị viêm kết giác mạc, không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

+ Thuốc đỏ (mercurocrom) 2%: Thuốc sát khuẩn thuộc nhóm muối thuỷ ngân hữu cơ được chỉ định dùng trong viêm kết mạc, sát trùng vùng mắt trước mổ.

+ Betadin 5%-10% (polyvidone-iodine natrichlorid): Thuốc sát khuẩnnhómiode hữu cơ chỉ có tác dụng trên bề mặt, không có khả năng xuyên thấm vào nội nhãn. Chỉ định dùng betadin 5% rỏ để làm sạch mắt, dung dịch 10% dùng sát trùng ngoài da quanh vùng mắt trước mổ.

+ Sunfaxylum (sulfacetamid natri) dung dịch 10% – 20% – 30%: điều trị mắt hột, nhiễm khuẩn kết giác mạc, bờ mi do cầu khuẩn gram (-).

+ SMP (sulfamethoxypyridazine natri) 10%-20% : Là loại sulfamide thải trừ chậm, có tác dụng chủ yếu với vi khuẩn gram (+), virus mắt hột.

+ Clorocide (chloramphenicol) 0,4% :  Kháng sinh có trọng lượng phân tử thấp, có tác dụng lên cả vi khuẩn gram (-) và gram (+) .Clorocide 0,4% là loại dung dịch kháng sinh rỏ mắt rất phổ biến ở nước ta.

+ Tetracyclin 1% (dạng mỡ ): Tác dụng điều trị đối với cả vi khuẩn gram (-) và gram (+), virus mắt hột.

+ Tobrin (tobramycin sulfate) 0,3% : Dung dịch kháng sinh nhóm aminoglycosid diệt được cả vi khuẩn gram (-), gram (+). Chỉ định điều trị cho các nhiễm trùng ở mắt và phòng ngừa nhiễm trùng (rỏ mắt trước phẫu thuật).

+ Oflovid (Ofloxacin): Kháng sinh nhóm quinolon có hoạt tính kháng khuẩn rộng, khả năng diệt khuẩn mạnh, thấm tốt vào các mô của mắt. Dung dịch Oflovid 0,3% dùng cho các nhiễm trùng ở mắt và phòng ngừa nhiễm trùng trước mổ. Vì có ảnh hưởng tới sụn tiếp hợp nên không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.      

+ Acyclovir (zovirax): Dùng điều trị loét giác mạc do herpes. Đường toàn thân dùng cho người lớn viên 200mg x 5 lần/ngày, uống cách đều trong 24 giờ. Dạng mỡ 3% tra mắt 5 lần/ngày và cũng cách đều như dạng uống. Nên tra tiếp tục ít nhất 3 ngày sau khi lành ổ loét.

+ Natamicin: Kháng sinh chống nấm dạng dung dịch 5% điều trị loét giác mạc do nấm.

+ Amphotret (dung dịch Amphotericin B 0,15%): Thuốc kháng nấm tra tại mắt thường dùng 6 lần/ngày

5. Thuc chng viêm: Các thuốc chống viêm được dùng tương đối phổ biến trong nhãn khoa đường tại chỗ là nhóm steroids, non-steroids và nhóm thuốc ổn định dưỡng bào …

  Steroid: Hydrocortison, Prenisolon, Dexamethazon, Fluorometholon …  

   Cần chú ý:

     + Các thuốc này hay được pha chế phối hợp kháng sinh: ví dụ như

              Polydexa, Dexacol, Maxitrol, Tobradex, infectoflam,…

      + Chỉ dùng trong 7-10 ngày đầu của bệnh khi có chỉ định.

      + Chống chỉ định khi có loét giác mạc, lao, nấm, herpes …

+ Thuốc có thể gây tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, chậm liền vết thương, tăng nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm herpes giác mạc khi dùng kéo dài. 

   Non-SteroidS: Naclof (diclofenac 0,1%), Indocollyre (indomethacine)      

Được chỉ định dùng khi cần chống viêm kéo dài. Ngoài tác dụng chống viêm, thuốc loại này còn có tác dụng ổn định trạng thái giãn đồng tử giúp cho quá trình phẫu thuật trên thể thuỷ tinh được dễ dàng.   

+ Thuốc chống dị ứng: Pataday (Olopatadine hydrochloride 0.2%), Relestat (Epinastine HCl 0,05%)… những thuốc có tác dụng kháng histamin, ổn định dưỡng bào, ức chế sự ngưng tập các tế bào viêm … và được sử dụng để điều trị các viêm kết mạc có căn nguyên dị ứng như viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân, viêm kết mạc nhú khổng lồ…

6. Thuốc hạ nhãn áp.

+ Acetazolamid  0,25g dùng 10mg/kg cân nặng cơ thể, không quá 1g/24h. Đây là một sulphamid có khả năng ức chế men anhydrasa cacbonic-một men có vai trò quan trọng trong việc sản xuất thuỷ dịch ở thể mi. Trong thời gian tác dụng, thuốc có thể làm giảm 30%-60% lượng thuỷ dịch.

+ Pilocarpin (có từ 1876, nay vẫn được dùng phổ biến): Tác dụng chính là co cơ thể mi dẫn tới mở vùng bè, tác dụng đồng thời là co đồng tử giảm hiện tượng nghẽn trước bè.

+ Betoptic (Betaxolol hydrochlorid): Thuốc ức chế chọn lọc thụ cảm thể b1- adrenoceptor làm giảm lượng máu tới thể mi dẫn tới giảm tiết thuỷ dịch.

+ Thuốc nhóm tăng thẩm thấu (Osmotic agents): Nhóm thuốc này khi có mặt trong máu sẽ tạo ra một tình trạng ưu trương do đó dịch gây nề phù ở trong tổ chức- trong đó có các chi tiết giải phẫu của nhãn cầu- sẽ bị hút vào máu, sự nề phù giảm và nhãn áp được hạ xuống:

+ Glyceryl dung dịch 50%: Uống 1-1,5g/kg thể trọng, tác dụng tốt nhất sau 1h và kéo dài 4-5h.

+ Manitol dung dịch 20%: Truyền tĩnh mạch với liều 1,5-2g/kg thể trọng, tác dụng mạnh nhất sau 1h, kéo dài 5-6h.

+ Urea (Ureaphil): Liều 1-1,5g/kg thể trọng, truyền tĩnh mạch tác dụng mạnh nhất sau 1h, dài 5-6h.

7. Các Vitamin:

Vitamin A:

Là loại vitamin tan trong dầu rất cần thiết đối với hoạt động của kết giác mạc và võng mạc. Thiếu vitamin A lâu ngày sẽ gây khô mắt, loét giác mạc, quáng gà. Trong cuộc sống thường ngày, cơ thể được cung cấp loại vitamin này qua các thực phẩm như dầu gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng hoặc dưới dạng tiền vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như rau có màu xanh đậm, củ quả có màu đỏ, da cam ( gấc, cà rốt…), sữa mẹ (đặc biệt là sữa non). Vì vậy, trong nhãn khoa vitamin A được chỉ định khi có khô mắt, quáng gà – một bệnh thường chỉ gặp ở trẻ suy dinh dưỡng.

Liều dùng:

+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi là 1 viên 50.000 đơn vị, uống 1 lần, nhắc lại sau 6tháng.

+ Trẻ từ 6 tháng tới 1 tuổi uống 2 viên (100.000 đơn vị ).

+ Trẻ trên 1 tuổi uống 4 viên (200.000 đơn vị ).

Các trường hợp bệnh lý khác của mắt cũng thường được dùng vitamin A nhưng với liều dùng:

+ Người lớn 2- 6 viên/ngày, trẻ em 1- 3 viên/ngày.

Lưu ý không dùng quá liều vitamin A

Triệu chứng khi dùng quá liều vitamin A: ăn không ngon, mẩn ngứa, rụng tóc, chóng mặt, buồn nôn, đau xương khớp… Phụ nữ có thai, nhất là thai dưới 4 tuần tuổi, nếu uống vitamin A với liều trên 10.000 đơn vị/ngày rất có thể gây thai nhi sứt môi, quái thai. Do có vai trò quan trọng đối với hoạt động của kết giác mạc, vitamin A còn được pha chế dạng mỡ, dạng dung dịch rỏ mắt để điều trị các tổn thương giác mạc như  viêm loét, bỏng, loạn dưỡng, sau ghép.v.v.

Vitamin C (axit ascorbic):

Vitamin C là yếu tố rất cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp collagen và proteoglycan của nhu mô giác mạc và tham gia dọn các gốc superoxit có hại sinh ra sau các quá trình chuyển hoá trong tổ chức. Nhiều bệnh mắt cần được chỉ định dùng vitamin C nhất là các tổn thương do bỏng, vết thương, viêm loét… Liều dùng trong các bệnh này là 1g/ngày, có thể dùng đường tiêm cạnh nhãn cầu hoặc dưới kết mạc (1ml) kết hợp đường toàn thân.

Vitamin E:

Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại bên ngoài, thúc đẩy tuần hoàn máu và hỗ trợ cải thiện tình trạng giảm thị lực. Ngoài ra, Vitamin E còn ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Vitamin B2 (Riboflavin):

Vitamin B2 có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà chức năng thị giác và hoạt động của các niêm mạc. Thiếu B2 cơ thể sẽ bị tổn thương ở da, niêm mạc đường tiêu hoá, cơ quan thị giác…chỉ định dùng vitamin B2 khi có quáng gà, viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, đục thể thuỷ tinh, chảy máu võng mạc… liều dùng uống 5 -10 mg/ngày, đợt 10 – 15 ngày. Nếu bệnh nặng có thể dùng liều 10mg/ngày, đợt 30 ngày.                     

8. Các thuốc khác

Hyase:

Là dạng đông khô của men hyaluronirase dùng điều trị chảy máu nội nhãn, tăng tác dụng hạ nhãn áp (phối hợp với thuốc tê tiêm hậu nhãn cầu trước mổ). Thường dùng đường tiêm dưới kết mạc hoặc cạnh nhãn cầu 1-2 ống/ngày.

Thuốc nhuộm màu:

Fluorescein 0,5%, 1% dùng rỏ mắt để phát hiện các tổn thương ở bề mặt kết mạc, giác mạc. Trong điều kiện thiếu thốn ở tuyến cơ sở có thể dùng

Thuốc đỏ (mercurochrome) 1%.

Nước mắt nhân tạo: Sanlein0.1%, Systane Ultra

Thuốc rửa mắt:

Nhiều người quan niệm rằng hàng ngày sau khi đi đường bụi về nên rỏ vài giọt dung dịch chlorocide 0.4% để rửa mắt. Điều này không đúng vì sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc hơn nữa một số loại vi khuẩn cộng sinh của ổ kết mạc sẽ bị tiêu diệt. Thuốc rửa mắt theo mục đích trên thường là những dung dịch có chứa nước muối sinh lý (natri chloride0.9%): osla, ophthalda.

Tài liệu giảng dạy

Ts.Bs Đỗ Tuấn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook