Thứ Hai, 01/04/2024 | 16:58

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau mạn tính.

Trong y khoa, đau mạn tính là những cơn đau kéo dài trên 3 tháng, tái đi tái lại dù tổn thương đã lành. Đau mạn tính thường gặp ở các bệnh lý như hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm gân, đau cột sống, đau đầu…

Trong số những nguyên nhân dẫn đến đau mạn tính như bệnh lý, tuổi cao, thời tiết thay đổi thất thường…mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau mạn tính. Câu hỏi đặt ra là mất cân bằng vi khuẩn đường ruột có liên hệ như thế nào đến những cơn đau mạn tính?

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột xảy ra khi cơ thể có sự thay đổi về các thành phần và số lượng của các vi sinh vật ở trong đường ruột làm cho các vi khuẩn có lợi bị giảm và vi khuẩn có hại tăng lên. Tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, bệnh tim mạch, đái tháo đường tuýp 2, béo phì và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Đối với người trưởng thành đa phần đã từng trải qua cảm giác đau một bộ phận nào đó trên cơ thể. Cảm giác đau đột ngột là một phản ứng quan trọng của hệ thống thần kinh cảnh báo cơ thể về những nguy cơ chấn thương. Khi bị tổn thương một nơi nào đó trên cơ thể, tín hiệu đau sẽ được truyền đi từ khu vực tổn thương qua tủy sống và đến não. Não lập tức phát tín hiệu để vùng đó hoặc toàn cơ thể đáp ứng lại cơn đau.

Cảm giác đau do tổn thương sẽ giảm dần qua quá trình điều trị, chăm sóc và phục hồi. Tuy nhiên, đau mạn tính lại không giống như vậy. Khi bị đau mạn tính, cơ thể vẫn tiếp tục gửi các tín hiệu đau đến não, ngay cả khi vết thương đã lành. Đau có thể kéo dài từ vài tuần tới vài năm. Đau mạn tính có thể làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sự linh hoạt, sức mạnh và khả năng chịu đựng. Đau gây ảnh hưởng đến công việc, các hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Đau mạn tính có những đặc tính gì

Đau mạn tính là những cơn đau kéo dài trên 3 tháng, tái đi tái lại nhiều lần dù tổn thương đã lành. Đa phần đau mạn tính xuất phát từ những bệnh lý mạn tính, khó hồi phục như: hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm gân, ung thư, đau sau phẫu thuật, đột quỵ,…

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột dẫn đến đau mạn tính

Đường ruột là một hệ sinh thái thu nhỏ với hàng ngàn loài vi khuẩn khác nhau, trong đó có cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vai trò của hệ vi khuẩn đường ruột tạo tính ổn định, khả năng đề kháng trước tác nhân gây bệnh. Trong đó, 85% là lợi khuẩn (probiotic) và 15% là hại khuẩn. Nếu sự cân bằng này mất đi, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng cơ thể sẽ suy yếu về khả năng miễn dịch, giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa và hô hấp.

Các nghiên cứu cho thấy, có đến 70 – 80% các tế bào miễn dịch của cơ thể được tìm thấy trong đường ruột. Các vi sinh vật có lợi tồn tại trong đường ruột sẽ giúp kích thích sự phát triển của tế bào T – giữ nhiệm vụ phân biệt các tế bào và mô của cơ thể khỏi những mầm bệnh gây hại.

Khi xảy ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do tăng số lượng vi khuẩn có hại hoặc đường ruột bị nhiễm virus, tế bào T này sẽ dễ bị “nhầm lẫn” và tấn công sai vào các tế bào khỏe mạnh khác trong đường ruột. Lúc này, đường ruột phải đối phó liên tục với các phản ứng do tế bào T gây ra. Hệ quả sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm khiến chủ nhân dễ bị ốm, đặc biệt đối với những những người mắc các căn bệnh mạn tính như viêm khớp, hô hấp, hen suyễn…sẽ tái đi tái lại, thời gian cơ thể phục hồi sẽ kéo dài lâu hơn so với người có đường ruột khỏe mạnh.

Để giúp cơ thể khỏe mạnh, không để các bệnh mạn tính “hoành hành” song song với việc  đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyên thể thao khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch, xét nghiệm hơi thở hydro tầm soát các căn bệnh về đường ruột là phương pháp không xâm lấn phát hiện sớm những căn bệnh về đường ruột.

Bảo vệ đường ruột khoẻ mạnh chính là bảo vệ sức khoẻ tổng thể, phòng ngừa bệnh tật…không để những căn bệnh mạn tính hoành hành.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Top 10 loại đồ uống lợi khuẩn siêu tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Uống cà phê có gây ảnh hưởng đến kết quả test thở hydro?

Giải pháp cho người không dung nạp lactose

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook