Ngứa là hiện tượng tự nhiên khi da bị kích ứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên ngứa tái đi tái lại trên mặt và một số bộ phận khác trên cơ thể không đơn giản là căn bệnh về da liễu mà do gan nhiễm mỡ gây nên.
Mẩn ngứa thông thường
Mẩn ngứa thường xảy ra đối với những người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân như thời tiết, thực phẩm, lông động vật, mỹ phẩm… với các biểu hiện nổi mẩn thành từng mảng hoặc sưng, viêm. Mẩn ngứa có khả năng chuyển từ cấp tính sang mạn tính, khó điều trị dứt điểm và tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Phương pháp hạn chế mẩn ngứa thông thường là không cào, gãi làm vết thương nghiêm trọng, làm giảm/sạch các tổn thương trên da. Giữ vết thương và các vùng da xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng khí.
Mẩn ngứa do gan nhiễm mỡ
Mẩn ngứa do gan nhiễm mỡ là tình trạng ngứa da hoặc nổi mề đay do muối mật bị dư thừa, tồn đọng trong cơ thể. Mẩn ngứa diễn ra thường xuyên, việc gãi không làm giảm ngứa mà khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
Mẩn ngứa do gan nguyên nhân do chức năng thải độc của gan bị suy giảm. Khả năng lọc và loại bỏ các chất có hại cho cơ thể từ thức ăn, nước uống là một chức năng luôn được gan đảm bảo. Tuy nhiên khi cơ thể nhận quá nhiều các loại độc tố khác nhau, gan có thể bị tổn thương từ đó không thực hiện được tốt các hoạt động chuyển hóa cần có.
Theo thời gian, chất độc tồn dư trong cơ thể gây ra các biểu hiện lâm sàng như sẩn ngứa, mề đay. Điểm khác biệt là sẩn ngứa do gan thường xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết khó chịu do nắng nóng, môi trường ô nhiễm. Trong điều kiện này, cơ thể thường tiết nhiều mô hôi, tuyến bã hoạt động mạnh là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhiều sẩn ngứa. Những người mắc bệnh sẩn ngứa do gan dễ tái phát nhiều lần gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh tiến triển âm thầm nên khó phát hiện nguy cơ gây suy giảm chức năng gan mạn tính thậm chí có thể dẫn đến xơ gan.
Nguyên nhân khiến người mắc bệnh gan bị sẩn ngứa da
Quá trình mắc bệnh chức năng của gan giảm bao gồm cả việc lọc và thải các độc tố. Theo thời gian các chất có hại tích tụ nhiều trong cơ thể, lâu dần chuyến biến thành các dấu hiệu bất thường như các sẩn ngứa trên da. Ngoài ra một số chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không hợp lý, chế độ ăn ít chất xơ, thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất…cũng là những yếu tố đẩy nhanh tiến trình bệnh lý.
Chế độ làm việc căng thẳng, nhiều áp lực, thường xuyên phải thức khuya, lao động thể chất quá sức. Lạm dụng các thức uống có cồn như rượu, bia cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan.
Phương pháp điều trị sẩn ngứa da do gan
Bệnh sẩn ngứa do gan cần được điều trị bằng cách giải độc cho gan và hỗ trợ cải thiện chức năng lọc thải các chất độc của gan. Những phương pháp áp dụng tại nhà cần được áp dụng gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cung cấp chất xơ, rau củ quả, hạn chế các thực phẩm chiên rán, giàu chất béo, các thực phẩm đóng gói sẵn nhiều chất bảo quản. Tăng cường các loại rau có tính mát như rau má, sâm đất, khổ qua, râu ngô, bạc hà, lá sen, ngó sen, rau diếp cá… Bữa ăn khuyến cáo các món thanh đạm, dễ tiêu. Lưu ý bổ sung đủ nước cho cơ thể, trung bình khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Không lạm dụng các loại đồ uống chứa cồn như rượu bia, bỏ thuốc lá. Song song với chế độ ăn khoa học cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, đi ngủ đúng giờ, không thức khuya, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những loại quả có vị rất chua nhưng lại cực tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn cho gan khỏe mạnh: Những loại thực phẩm nên, không nên ăn
Bệnh gan nhiễm mỡ: phân biệt các loại gan nhiễm mỡ NAFLD, NAFL, NASH
Nguy cơ mắc bệnh gan đến từ đâu
Điều trị áp xe gan do sán lá gan lớn
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.