Rất đa dạng như lười vận động, bụng bia, tạp ăn, ăn nhiều thịt đỏ, thức ăn chế biến quá kỹ, và cả yếu tố dotestosterone.
1. Bụng bia
Các nhà nghiên cứu Hà Lan vừa phát hiện thấy những người đàn ông có chu vi vòng bụng trên 40 inch (101cm), có nồng độ và số lượng tinh trùng thấp hơn so với nhóm bụng thon.
Tuy còn nhiều điều chưa chưa hiểu hết, nhưng các nhà khoa học mỡ quấn quanh vùng vụng quá nhiều có thể can thiệp trực đến cơ chế hoạt hóa của hormone sinh dục, cản trở việc sản xuất tinh trùng, giống như cơ chế béo phì tác động tiêu cực đến sức khỏe chung của cơ thể.
2. Lạm dụng thịt đỏ, thức ăn chế biến kỹ
Nếu lạm dụng những món ăn khoái khẩu như thịt đỏ, lạm dụng muối, thực phẩm chế biến quá kỹ thì tinh dịch của đàn ông phải trả giá. Đó là kết luận từ nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ thực hiện. Theo đó, nếu duy trì các thói quen nói trên, thì số lượng cũng như sức khỏe tinh trùng giảm mạnh so với nhóm không có các thói quen này.
Ngược lại, nếu tăng cường ăn cá sẽ có tác dụng tích cực, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ thì nồng độ tinh trùng cao hơn 65% so với những người ăn ít hoặc không ăn cá. Lợi thế chính của cá là mỡ omega-3, đây là các axit béo không bão hòa đa chuỗi dài, tác dụng tốt cho việc sản xuất tinh trùng, cũng như sức khỏe tinh dịch.
3. Dùng quần lót quá chật
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thực hiện năm 2012 cho thấy những người đàn ông mặc quần soóc võ sĩ quyền Anh thay cho đồ lót bó sát thì tính năng động của tinh trùng, đặc biệt là khả năng di chuyển của tinh trùng tăng tới 24% so với nhóm dùng đồ lót bó sát.
Đây là tiêu chí rất quan trọng, nếu chậm chạp khó có thể gặp trứng để thụ thai, làm tăng tỷ lệ vô sinh.
Theo tiến sĩ Andrew Povey, trưởng nhóm nghiên cứu, đồ lót rộng làm cho nhiệt độ bìu tinh hoàn thấp hơn so với đồ lót bó chật, do đó cải thiện số và chất lượng tinh trùng. Nhiệt độ tinh hoàn càng cao thì khả năng sản xuất tinh trùng càng giảm, chính vì vậy, về mặt giải phẫu, bộ phận này nằm ở bên ngoài chứ không nằm bên trong cơ thể.
4. Ngại vận động
Nhóm nghiên cứu ở Đại học Harvard vừa phát hiện thấy nếu duy trì cuộc sống vận động, năng luyện tập, đặc biệt là luyện tập mạnh, tần suất 15 giờ/tuần sẽ có nồng độ tinh trùng cao hơn 73% so với nhóm không vận động.
Luyện tập thể thao không chỉ giúp giảm cân mà nó còn tốt cho sức khoẻ sinh sản. Lý do, nó làm tăng sự biểu hiện của chất chống oxy hóa trong toàn cơ thể tăng cao, ngăn ngừa các gốc tự do gây tổn hại các tế bào tinh trùng. Ra nhiều mồ hôi, giúp cơ thể “tẩy rửa tế bào”, khử độc toàn thân.
Ngược lại nhóm người có cuộc sống tĩnh tại ít vận động sẽ không có lợi thế này. Thậm chí, nếu xem truyền hình hơn 20 giờ một tuần có nồng độ tinh trùng thấp hơn tới 44% so với nhóm năng vận động.
5. Do BPA
Các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện thấy, đàn ông có hàm lượng hóa chất BPA cao trong nước tiểu thì nồng độ lẫn số lượng tinh trùng giảm mạnh so với nhóm đối chứng.
Tuy chưa hiểu rõ cơ chế này, nhưng các nhà khoa học biết rằng BPA gây ảnh hưởng đến estrogen và hoạt động androgen trong mào tinh tinh hoàn. Và cuối cùng, có thể gây cản trở sự phát triển lẫn chất lượng của tinh trùng.
BPA (Bisphenol-A) là hóa chất được sử dụng phổ biến trong sản xuất nhựa, có thể ngấm từ nhựa vào thực phẩm, nhất là khi hâm nóng hoặc dùng để đựng thức ăn nóng.
6. Do nồng độ testosterone
Theo nhiên cứu của Đại học Tây Úc (UWA), những người có giọng nói thấp, khàn khàn thường có số lượng tinh trùng tệ hơn so với nhóm người ăn to nói lớn.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy phụ nữ nói nhỏ nhẹ, được đánh giá là nữ tính, nhưng ở đàn ông điều này lại ngược lại. Lý do, nồng độ testosterone có thể giải thích cho hiện tượng trên.
Theo tác giả nghiên cứu tiến sĩ Leigh Simmons, thì testosterone là hormone tạo ra tố chất đàn ông, kể cả khuôn mặt lẫn giọng nói. Một khi giọng nói thấp khàn khán là do có quá nhiều testosterone, và hậu quả nó cản trở quá trình sản xuất tinh trùng của cơ thể.
Ngọc Anh
Nguồn: Báo Đất Việt
Chưa có bình luận.