Thứ Tư, 20/07/2016 | 10:31

Nói thực ra thì hồi xưa nhiều ông bà sinh con ra nhưng việc chăm con và lo lắng không bằng cho các cháu sau này. Mỗi ngày nhìn cháu cười, nghe cháu nói… mà niềm vui như nhân lên trong trái tim, nhưng những trách nhiệm về vất chất tinh thần cũng nhiều hơn.

Một ngày, con dâu điện thoại về báo, mẹ ơi con đã có bầu… niềm vui bừng lên khuôn mặt ông bà Loan ở Khương Thượng, Hà Nội. Con mang bầu, đợi em bé ra đời thì ông bà ngoại cũng nôn nóng mong thấy mặt cháu. Sinh xong, chị Hương mang bé về cho mẹ ruột chăm cháu vài tháng.

Sau mấy tháng ở cữ, chị Hươngđưa con về nhà chồng để tiếp tục đi làm. Biết mình mang con về nhà chồng thì cha mẹ sẽ buồn và giận, nhưng chị vẫn phải mang con về. Chị và chồng chỉ còn cách là vào cuối tuần mang bé về ông bà chơi.

Từ chuyện nhà bà Loan – chị Hương, nghĩ về chuyện ông bà và con cháu, mới thấy lên chức ông, bà có nhiều điều thích thú nhưng cũng mang nhiều trách nhiệm, cả vật chất lẫn tinh thần. Nhiều ông bây giờ than phiền bị vợ bỏ rơi (vì mải chăm con cháu). Nhưng nói là nói vậy thôi chứ ông cũng thích thú chẳng kém gì bà. Có tin vui, ông đã vội vàng kiếm sách coi đặt tên, trai là gì, gái là gì…

Lên chức ông/bà - niềm vui và trách nhiệm

Ảnh minh họa

Bí quyết làm ông bà

Ngày nay, người mẹ vừa đi làm vừa nuôi con, và còn làm việc nhà nhiều hơn người chồng, thì giờ dành cho con cũng ít đi. Chính ở khoảng trống này, ông bà đóng một vai trò rất hữu ích.

Nhiều nghiên cứu còn cho hay, con trẻ mà được sống với ông bà thì đời sống về tinh thần và thể chất sẽ tốt lành hơn. Ngoài ra, khi được sự chăm sóc, tình thân của ông bà các cháu cũng có cái nhìn thiện cảm hơn với thế hệ tuổi cao.

Chỉ bằng sự có mặt thôi, ông bà cũng mang lại cho các cháu một niềm tin. Bé lớn dần lên theo năm tháng trong vòng tay của cha mẹ và ông bà, được hỏi các cháu nghĩ gì về ông bà thì câu trả lời thường là: ông bà vui tính, thông cảm được, thương yêu, chiều chuộng…

Nhưng ông bà nên yêu thương các cháu với những gì hợp lý mà chúng có chứ đừng đặt ra những tiêu chuẩn mà mình muốn các cháu phải có theo ý mình.

Ví như chị Sinh, con dâu trưởng trong nhà, khi sinh bé xong vì là con đầu cháu sớm nên bé được ông bà “cưng như vàng”, cứ hễ ông bà đi khỏi thì thôi chứ ở nhà là ông bà và cháu không rời nhau nửa bước. Bé được cưng chiều quá mức nên cháu đâm ra hư, đến tuổi đi nhà trẻ không làm cách nào khiến cháu chịu đi, cứ bố mẹ hay cả ông bà đưa đi là cháu khóc thảm thiết không rời, cô giáo cũng không thể nào động vào cháu được. Rồi chị bảo đưa cháu đi học trường tốt nhưng hơi xa nhà thì mẹ chồng lại làm ầm lên can ngăn…

Người già trải nghiệm nhiều, kinh nghiệm phong phú. Tuy nhiên, do giáo dục, hoàn cảnh xã hội nên quan điểm, lối sống của thanh niên khác với người già, sẽ nảy sinh sự bất đồng trên rất nhiều lĩnh vực. Cuộc sống sẽ thuận hòa hơn nếu lớp trẻ phải tôn trọng người già, nhưng người già cũng phải quan tâm, tôn trọng và hiểu lớp trẻ.

Khi có bất đồng về quan điểm nên kiên nhẫn thuyết phục, có thể cùng thảo luận, nên trao đổi quan điểm, thống nhất ý kiến, tôn trọng sự lựa chọn của con cái. Không chỉ trích con cái trước mặt cháu, để tránh ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai thế hệ, tìm điểm tương đồng và giữ sự khác biệt, tôn trọng trẻ. Không nên lấy ý thức của người lớn áp đặt thế hệ trẻ. Nên phối hợp với nhau, thông cảm lẫn nhau.

DN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook