Thứ Sáu, 13/10/2023 | 11:39

Vì sao tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần gia tăng

Bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng, suy nghĩ, hành động & cuộc sống của con người. Theo số liệu thống kê tháng 11/2023, gần 15% dân số Việt Nam tương đương khoảng 15 triệu người mắc bệnh rối loạn tâm thần. Vậy nguyên nhân nào khiến tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần gia tăng? Giải pháp điều trị bệnh ra sao? 

Theo tiêu chí của WHO, một người sức khỏe tốt hội tụ ba trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần là không có bệnh hay đau ốm. Do đó việc giữ gìn sức khỏe tâm thần là một phần quan trọng không thể tách rời trong đời sống con người.

Sức khoẻ tâm thần quan trọng ra sao

Sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi, hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm thần còn là trạng thái cân bằng cả bên trong cơ thể và môi trường. Các yếu tố như thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng và có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất.

Thực tế hiện nay cho thấy ngoài các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ… các bệnh không lây nhiễm cũng đang là gánh nặng lên tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.  Hàng năm, các ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 74% các ca tử vong chung. Trong đó vấn đề rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Số liệu tổng hợp của Tổ chức Y tế thế giới

Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới ước tính, cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần, trong đó rối loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất. Đặc biệt, hậu quả để lại sau đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính, phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người dân.

Thực trạng sức khoẻ tâm thần tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần ngày càng trở nên nghiêm trọng. Với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025 với mục tiêu “tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.

Để chủ động phòng chống nguy cơ rối loạn tâm thần các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tăng cường hoạt động thể chất, giữ liên lạc thường xuyên với gia đình, bạn bè, người thân, chấp nhận năng lực bản thân cho dù mình là ai, làm những công việc trong khả năng của mình…Tăng cường các hoạt động giao lưu trong cộng đồng để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực & đón nhận những thông tin tích cực, đa chiều trong cuộc sống.

Lời kết

Bệnh rối loạn tâm thần có nhiều dạng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, mang thai, stress…

Để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình các chuyên gia khuyến cáo người dân cần giữ thái độ tích cực, lạc quan, vui vẻ…trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong cuộc sống, mỗi người nên có một người bạn đồng hành, tri kỷ để tâm sự, sẻ chia vui buồn, các vấn đề khúc mắc của cuộc sống…Khi xuất hiện những biểu hiện đặc trưng như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, giảm giao tiếp, suy giảm hiệu suất làm việc và học tập, lời nói khác lạ …cần đi khám, điều trị kịp thời để sớm hòa nhập với cuộc sống.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các bài thuốc chữa đau đầu cực hay từ ngải cứu

Biến đổi tâm lý phụ nữ tuổi trung niên, rối loạn tâm thần – cách vượt qua

Bệnh rối loạn lưỡng cực dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, điều trị

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook