Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh chảy máu cam.
Hướng dẫn xử lý đúng cách khi bị chảy máu cam
Dù nguyên nhân gây chảy máu cam là do đâu, thì việc cầm máu lúc này là hết sức cần thiết. Hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:
+ Bước 1: Dừng ngay các hoạt động, ngồi ở tư thế thẳng lưng, đầu hơi nghiêng về trước nhằm hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.
+ Bước 2: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt mũi để ngăn máu chảy, người bệnh thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 – 10 phút. Động tác này sẽ làm máu ngừng chảy, có thể đặt một viên đá lạnh trước mũi để đạt được hiệu quả nhanh hơn.
Trong trường hợp máu vẫn chảy, hãy thử lấy một miếng bông gòn dài khoảng 2-3cm đã tẩm ướt để vào mũi. Các bạn nhớ ấn hai cánh mũi cho bông tiếp xúc với niêm mạc. Nếu cảm thấy tình trạng đã ổn thì hãy để khoảng 1-1h30 phút rồi mới lấy ra.
Cần chú ý rằng:
Nhiều người thường mắc sai lầm ngửa đầu ra sau khiến cho người bệnh bị sặc và ho do máu chảy xuống miệng, do đó cần tránh. Sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi, luôn giữ đầu ở mức cao hơn tim và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu cam.
Đây chỉ là cách xử lý tạm thời, nếu tình trạng chảy máu cam tiếp diễn thường xuyên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương án đối phó hiệu quả nhất. Tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu kéo dài thời gian.
Phòng ngừa chảy máu cam
Giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm trùng vùng mũi họng.
– Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy máu mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ làm cho trẻ hết chảy máu.
– Chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi.
– Ngoài ra, phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi 2 lần/tuần, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương.
– Bảo vệ mũi để tránh mũi bị khô bởi khô mũi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chảy máu cam. Khi đi ra ngoài bạn nên nhớ phải đeo khẩu trang để bụi bẩn không có cơ hội bám vào và gây tổn thương mũi bạn.
– Bỏ thói quen thường xuyên ngoáy mũi. Bạn có thể vệ sinh mũi của mình thật nhẹ nhàng bằng khăn giấy sạch, vừa an toàn lại không gây tổn thương mũi.
– Xông mũi bằng hơi nước để giúp những mạch máu trong mũi được lưu thông, điều hòa hơn.
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.