Thứ Hai, 25/11/2019 | 11:12

Chứng bệnh ăn uống vô độ tâm thần biểu hiện, điều trị thế nào?

Chứng ăn vô độ có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất là ở trẻ tuổi thành niên khi việc ăn uống đôi khi bị nhầm lẫn là tuổi ăn tuổi lớn nên thường ăn nhiều như vậy. Cả gia đình và bệnh nhân đều không ý thức được đó là bệnh ăn vô độ không kiểm soát mà trong chuyên ngành tâm thần gọi là chứng ăn vô độ tâm thần. Bệnh sẽ khiến bệnh nhân mắc thêm nhiều bệnh nguy hiểm như: huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, bệnh tim,béo phì…

Chứng ăn vô độ có 2 loại:

+ Ăn vô độ có tẩy xổ: người bệnh thường xuyên tự gây nôn hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc thụt tháo sau khi ăn vô độ;

+ Ăn vô độ không có tẩy xổ: người bệnh sử dụng các phương pháp khác để giảm calo và ngăn ngừa tăng cân, chẳng hạn như ăn chay, ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc tập thể dục quá mức.

Biểu hiện của chứng ăn vô độ tâm thần

+ Thiếu sự kiểm soát ăn uống:

Không thể dừng lại việc ăn uống. Ăn đến mức mà cơ thể cảm thấy khó chịu, ậm ạch và đau bụng.

+ Giấu kín việc ăn uống của mình:

Bệnh nhân vào bếp ăn uống khi tất cả mọi người đã đi ngủ, đi mua đồ ăn một cách thất thường không theo quy luật nào và thường thích ăn ở một chỗ riêng không ai nhìn thấy mình đang ăn.

+ Ăn một lượng thức ăn lớn bất thường.

Người nhà thường thấy sự biến mất một cách bất thường của thức ăn, rất nhiều hộp đựng thức ăn trở nên trống rỗng hoặc cất giấu những thức ăn để sử dụng dần.

Nguyên nhân của ăn vô độ tâm thần

Không có một nguyên nhân đơn độc gây chứng ăn vô độ tâm thần nhưng yếu tố chính đóng vai trò trong ăn vô độ tâm thần là mất tự tin, bận tâm quá mức về cân nặng và hình dáng cơ thể mình. Ngoài ra còn có những yếu tố khác như người bệnh thường có những vấn đề về cảm xúc (trầm cảm, dễ tức giận, stress, lo âu…). Một điều cần khẳng định, ăn vô độ tâm thần là một vấn đề phức hợp về cảm xúc.

Những nguyên nhân chính và yếu tố nguy cơ của chứng bệnh này:

+ Hình tượng hóa về hình thể bên ngoài

Áp lực để có được một cơ thể mảnh mai, hấp dẫn như những hotgirl trên TV, hay thần tượng

+ Mất tự tin về hình thể

Mất tự tin về hình thể khiến áp lực tâm lý cho người bệnh tăng lên gây là nhiều yếu tốt dẫn đến sự đánh giá kém bản thân như trầm cảm, chủ nghĩa lý tưởng hóa, bị lạm dụng khi còn nhỏ, môi trường gia đình không tốt, nghĩ rằng mình vô dụng, mất giá trị không hấp dẫn là những yếu tố nguy cơ cho ăn vô độ tâm thần.

+ Tiền sử bị lạm dụng về tình dục hoặc sang chấn tâm lý:

Những trẻ gái mắc chứng ăn vô độ tâm thần thường có thể bị lạm dụng tình dục hoặc có bố mẹ sử dụng các chất kích thích hay những rối loạn về tâm lý.

+ Có những thay đổi lớn trong cuộc sống:

Chứng ăn vô độ tâm thần thường phát sinh sau những stress căng thẳng hoặc một sự thay đổi lớn, ví dụ như sự thay đổi cơ thể trong thời kỳ dậy thì, đi học ở trường đại học hoặc do chia tay bạn bè, chứng ăn vô độ tâm thần có thể là một cách giải quyết tiêu cực khi đối diện với stress.

+ Áp lực do nghề nghiệp

Một số nghề nghiệp nhất định có thể làm phát sinh chứng ăn vô độ tâm thần ví dụ như múa ballet, người mẫu, diễn viên…

Phương pháp điều trị bệnh chứng ăn vô độ

Việc kết hợp trị liệu tâm lý với thuốc chống trầm cảm sẽ có hiệu quả nhất để khắc phục rối loạn, nhưng bệnh nhân vẫn cần thực hiện một số phương pháp điều trị chứng ăn vô độ.

Tâm lý trị liệu là liệu pháp trò chuyện hay tư vấn tâm lý, liên quan đến việc thảo luận với bác sĩ tâm thần về tình trạng ăn uống vô độ và các vấn đề liên quan đến bệnh. Bằng chứng cho thấy, những liệu pháp tâm lý giúp cải thiện các triệu chứng ăn vô độ, bao gồm:

+ Liệu pháp nhận thức hành vi: giúp bạn nhận ra những niềm tin và hành vi không lành mạnh, tiêu cực và thay đổi bằng hành vi, niềm tin tốt đẹp và tích cực cho sức khỏe;

+ Liệu pháp dựa trên gia đình: giúp bố mẹ can thiệp và ngăn chặn hành vi ăn uống không lành mạnh ở con nhỏ, hỗ trợ trẻ tự kiểm soát việc ăn uống của riêng mình. Phương pháp này cũng giúp bố mẹ nhận ra những vấn đề có thể xảy trong gia đình với chứng ăn vô độ;

+ Liệu pháp tâm lý cá thể: đề cập đến những khó khăn trong mối quan hệ gần gũi của người bệnh, giúp cải thiện khả năng giao tiếp và các kỹ năng giải quyết vấn đề.

Bạn bè, gia đình, bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe, chuyên gia sức khỏe tâm thần và chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm trong chữa trị rối loạn ăn uống sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh uống vô độ tâm thần

Thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh khi kết hợp cùng với tâm lý trị liệu. Các thuốc chống trầm cảm đặc biệt dùng để điều trị chứng ăn vô độ như fluoxetine (Prozac®), chất ức chế chọn lọc serotonin (SSRI®), có thể giúp bạn điều trị bệnh ngay cả khi không bị trầm cảm.

Bên cạnh đó, chuyên viên dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống để có được cân nặng khỏe mạnh, thói quen ăn uống bình thường và dinh dưỡng tốt. Nếu ăn vô độ, bạn có thể nhận được chương trình giảm cân có nhân viên y tế giám sát.

Chứng ăn vô độ thường có thể được điều trị ngoại trú, nhưng nếu có rối loạn nghiêm trọng và các biến chứng sức khỏe nặng nề, bạn cần phải nhập viện. Một số quy trình chữa trị rối loạn ăn uống có thể giúp người bệnh được điều trị vào ban ngày thay vì phải nằm viện.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

+ Luôn ghi nhớ mục tiêu của bản thân là cần phải cảm thấy tốt hơn mỗi ngày.

+ Tập luyện tự chăm sóc cảm xúc.

+ Ý thức đây là việc chữa trị bệnh và cần phối hợp với người thân để được yêu thương

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook