Thứ Năm, 08/08/2024 | 16:33

Tiểu không tự chủ là hiện tượng thường gặp ở người cao tuổi gồm cả nam và nữ. Hiện tượng này xảy ra khi cơ vòng và hệ thống cân cơ đáy chậu không đủ khả năng chèn ép niệu đạo đóng lại khi có tình trạng tăng áp lực trong bụng hoặc khi cơ chóp bàng quang co thắt quá mạnh và đột ngột. Ngoài những yếu tố trên, tiểu không tự chủ cũng là triệu chứng cho thấy sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO).

Những nguyên nhân gây tiểu không tự chủ

Do nhiễm trùng đường tiết niệu đôi khi gây ra són tiểu

Do sử dụng thuốc lợi tiểu, do tác dụng phụ khi uống cafein hoặc rượu bia khiến cơ thể tiết ra nhiều nước tiểu.

Do rối loạn vùng cơ sàn chậu

Do táo bón mạn tính, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi do phân cứng nén chặt trong trực tràng khiến dây thần kinh gặp áp lực, làm tăng tần suất đi tiểu.

Do các vấn đề về thần kinh và cơ bắp: Khi tín hiệu thần kinh từ não truyền đến bàng quang và niệu đạo bị cản trở, các cơ tại vùng này trở nên mất kiểm soát, khiến cho nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài.

Do các vấn đề về giải phẫu học: Lối thông ra từ bàng quang vào niệu đạo có thể bị tắc nghẽn do sự xuất hiện của sỏi trong bàng quang hoặc khối u bất thường.

Do sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO)

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn ruột non (SIBO) là một triệu chứng rối loạn của hệ vi sinh đường tiêu hóa. Các vi sinh vật có trong đường ruột này hỗ trợ cơ thể phân giải và hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, khi các vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người bệnh dẫn đến hiện tượng tiểu không tự chủ.

Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có khoảng trên 500 loài khác nhau, bao gồm vi sinh vật có lợi (chiếm 85%) và vi sinh vật gây bệnh (chiếm 15%). Hệ vi sinh hỗ trợ cơ chế điều hòa miễn dịch tại đường ruột, dù có sự trợ giúp của vi khuẩn gây bệnh nhưng vẫn ở trạng thái khoẻ mạnh vì hệ vi sinh cân bằng.

Những phương pháp điều trị bệnh tiểu không tự chủ

Tập thói quen đi tiểu

Kiểm soát cân nặng

Điều chỉnh chế độ ăn khoa học

Thay đổi lối sống

Luyện tập cơ bàng quang

Vật lý trị liệu

Sử dụng một số thiết bị hỗ trợ bàng quang…

Sau một thời gian nếu những phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như giảm cân ở những người thừa cân (dưới 10% tổng trọng lượng cơ thể) cũng có khả năng làm giảm rò rỉ nước tiểu, hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, kiểm soát tốt hệ vi sinh đường ruột, kiểm soát, ngăn ngừa sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO) một trong những nguyên nhân gây tiểu không tự chủ…

Giải pháp phòng ngừa bệnh tiểu không tự chủ

Duy trì mức cân nặng tương ứng với chiều cao của cơ thể

Thực hiện các bài tập có lợi cho sàn chậu

Tránh sử dụng các chất kích thích bàng quang, hạn chế caffeine, rượu bia, thực phẩm có tính axit…

Xây dựng thực đơn giàu thành phần chất xơ…

Đảm bảo tỷ lệ hệ vi sinh đường ruột có lợi 85% và vi sinh vật gây bệnh 15%…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cấu tạo của răng và các bệnh nguy hiểm liên quan đến răng

Trào ngược dạ dày thực quản triệu chứng của SIBO

Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột

Đau khớp triệu chứng ít gặp của SIBO

Buồn nôn triệu chứng của SIBO có gì khác biệt

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook