Thứ Ba, 09/04/2024 | 16:53

Hệ vi sinh đường ruột bao gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và vi rút, tuy nhiên vi khuẩn lại được nghiên cứu nhiều nhất.

Thật không dễ chịu khi nghĩ tới việc cơ thể chúng ta chứa đựng những tập hợp vi khuẩn và các vi sinh vật khác nhau ở cả bên trong và trên bề mặt da. Những vi sinh vật này, còn được gọi là vi khuẩn, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể.

Bao gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và vi rút, tuy nhiên vi khuẩn lại được nghiên cứu nhiều nhất. Các nhà khoa học ước tính có 100 nghìn tỷ vi khuẩn sống trong cơ thể con người, phần lớn trong số chúng nằm trong hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta. Các nghiên cứu cũng cho thấy có thể có hơn 1.000 loài vi khuẩn trong hệ vi sinh vật trong đường ruột của con người. Hệ vi sinh bên trong đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và giữ cho hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh.

Hệ vi sinh được tạo thành từ cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Cả hai loại vi khuẩn đều có thể cùng tồn tại, nhưng có nhiều yếu tố khác nhau có thể làm đảo lộn sự cân bằng đó, bao gồm nhiễm trùng, thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng kháng sinh. Những rối loạn như vậy trong hệ vi sinh có thể khiến một người dễ mắc bệnh hơn.

Các triệu chứng cho thấy đường ruột không khỏe

+ Đường tiêu hóa khó chịu. Dạ dày thường xuyên khó chịu, đặc biệt là đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy và táo bón có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích (IBS).

+ Mệt mỏi. Theo các nhà nghiên cứu, hội chứng mệt mỏi mạn tính, một tình trạng đặc trưng do mệt mỏi cực độ kéo dài ít nhất sáu tháng, có thể liên quan đến sự mất cân bằng trong đường ruột.

+ Tăng cân. Béo phì và rối loạn hệ vi sinh đường ruột được chứng minh là có liên quan tới nhau. Một nghiên cứu cho thấy việc kiểm soát hệ vi sinh vật đường ruột là một chiến lược giúp giảm cân và ngăn ngừa béo phì ở người.

+ Dị ứng. Hệ vi sinh đường ruột không khỏe có thể gây ra dị ứng, bao gồm dị ứng thực phẩm và dị ứng da. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh mối quan hệ giữa vi khuẩn đường ruột và dị ứng.

+ Rối loạn cảm xúc. Sức khỏe đường ruột và não bộ có sự liên quan tới nhau, đồng thời sự rối loạn trong hệ vi sinh đường ruột và kích thích trong hệ thần kinh trung ương có thể gây ra các rối loạn cảm xúc như trầm cảm và lo lắng.

+ Đau nửa đầu. Mặc dù chưa có đầy đủ cơ sở để chứng minh, nhưng mối liên hệ giữa ruột và não cũng có thể gây ra chứng đau nửa đầu.

Cách để duy trì/ cải thiện đường ruột khỏe mạnh

+ Tăng chất xơ trong chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì đường ruột khỏe mạnh. Nếu hệ vi sinh bị mất cân bằng, tăng chất xơ trong chế độ ăn uống là giải pháp để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

+ Tiêu thụ nhiều sản phẩm chứa men vi sinh. Men vi sinh chứa các vi sinh vật sống, thường là các chủng vi khuẩn cụ thể trực tiếp bổ sung các vi khuẩn khỏe mạnh vào đường ruột. Thực phẩm có chứa men vi sinh bao gồm sữa chua, kefir, tempeh, kombucha, kim chi, miso và dưa cải bắp.

+ Duy trì chế độ tập thể dục. Hoạt động thể chất có thể cải thiện sức khỏe của vi khuẩn bên trong đường ruột. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy chương trình thể dục chỉ kéo dài sáu tuần có tác động tích cực đến hệ vi sinh của người tham gia.

+ Hỏi bác sĩ về những loại thuốc có thể ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột. Một số loại thuốc có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe đường ruột. Một trong những tác nhân gây rối loạn nhất đối với sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột là kháng sinh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột

Thực phẩm chứa nhiều đường gây ảnh hưởng cho hệ vi sinh đường ruột như thế nào

Chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe tiêu hóa không?

Dầu cá có tốt cho đường ruột không?

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook