Thứ Sáu, 04/05/2018 | 16:35

Trong cuộc sống, xương rồng thuộc loại cây cảnh không được nhiều người ưa chuộng bởi sự góc cạnh, khô cứng… Tuy nhiên sự khác biệt ẩn chứa sau hình dáng xù xì, gớm ghiếc là những công dụng chữa bệnh vô cùng hữu ích.

Đặc điểm ưu việt & tác dụng của cây xương rồng

Xương rồng có nhiều loại, thường mọc ở những vùng sa mạc. Cây có gai và thân có nhiệm vụ chứa nước dự trữ. Đại đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất nhưng cũng có nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Theo các nhà khoa học, xương rồng 3 chia và xương rồng bẹ là hai loại xương rồng phổ biến thường được sử dụng để làm thức ăn và chữa bệnh rất hiệu quả.

Theo đánh giá gần như tất cả các loài xương rồng đều có vị đắng, thi thoảng bên trong có nhựa đục. Một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, tuy nhiên cũng có loài chỉ sống 25 năm. Trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm.

Thân xương rồng chứa nhiều hoạt tính hóa học triterpenoid gồm:taraxerol,taraxerone,riedelan-3a-ol,friedelan-3b-ol,epifriedelanol. Ngoài ra còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol, rễ chứa taraxerol.

Trong đông y, xương rồng thuộc loại cây có tính hàn, có vị đắng và có chất độc nếu không biết cách sử dụng. Dựa trên đặc tính của từng bộ phận, thân xương rồng có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng. Lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ. Nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa. Ngoài ra, nhị hoa xương rồng cũng có tác dụng thanh nhiệt tiêu thũng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây xương rồng

Chữa đau lưng, gai cột sống

Phương pháp: Tìm cây xương rồng bẹ sau đó đem đi rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng vài phút để khử các tạp chất trong cây.

Tiếp theo mang nướng bẹ xương rồng, lật 2 mặt đều nhau trong 5 phút rồi cuốn lại bằng khăn sạch và đắp lên vùng lưng bị đau.

Lưu ý: Mỗi bẹ xương rồng chỉ đắp vào chỗ đau từ 5 đến 10 phút rồi thay một bẹ khác để có công hiệu. Trong Đông y, dược tính của xương rồng có tác dụng hút máu bầm và làm tuần hoàn máu.

Chữa ho có đờm, sốt

Phương pháp: Lấy nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong sau đó chia ra thành từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm.

Ngoài ra, xương rồng có tính mát, giải nhiệt nên thân cây có thể sử dụng để chữa sốt.

Làm hạ đường huyết

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng giúp hạ đường huyết.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Phương pháp: Dùng 500g lá xương rồng nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn thì dừng.

Chữa đau răng

Phương pháp: Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai sau đó đem nướng cho nóng mềm. Tiếp theo giã nát, bỏ xơ, thêm ít muối rồi đặt hỗn hợp đó vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Lưu ý: Khi chảy dãi, phải nhổ ra cả bã và nước bọt.

Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi

Phương pháp: Sử dụng cây xương rồng Lê Gai (cây Tiên Nhân Chưởng) thuộc họ Opunitia để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…

Trên thực tế, Nhật Bản đã dùng chất sinh học trong cây xương rồng để pha chế thành nước uống, giúp cải thiện bệnh đau dạ dày, mệt mỏi.

Chữa mụn nhọt

Phương pháp: Lấy cành xương rồng sau đó rửa sạch rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Lưu ý vừa hơ vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu. Ngoài ra có thể lấy một đoạn xương rồng cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để điều trị.

Giới thiệu một số công dụng chữa bệnh nổi bật của cây xương rồng

Bài liên quan: Bị viêm đại tràng hãy sử dụng lá ổi

Sưu tầm

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook