Thứ Năm, 21/07/2016 | 17:30
Dùng điện thoại quá nhiều, thức khuya, ngủ muộn… là những thói quen không được khuyến khích gây hại cho sức khỏe chắc chắn ai cũng biết. Tuy nhiên, vì những điều thú vị mà chúng đem lại hoặc nghĩ chưa tới mức nghiêm trọng nên vẫn tiếp tục duy trì.

Những kết luận sau đây sẽ khiến bạn phải giật mình suy nghĩ lại:

ĐTDĐ tăng nguy cơ vô sinh vì làm yếu “tinh binh”, rối loạn kinh nguyệt”

Điện thoại liên lạc được nhờ sóng điện từ. Việc để điện thoại tiếp xúc nhiều/gần với cơ thể người, đặc biệt là thói quen để điện thoại trong túi quần túi áo càng khiến cho sóng điện từ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh lý người dùng. Cụ thể, đối với bạn nam có thể làm yếu “tinh binh”, giảm số lượng tinh trùng và ở bạn nữ thì là chứng “rối loạn kinh nguyệt”.

Giật mình: Vì thói quen này, bạn đang hứng cả “rổ bệnh tật” khủng khiếp

Bên cạnh đó, từ góc độ y học, các chuyên gia khuyến cáo các bạn trẻ nghiện chơi điện thoại trước khi ngủ với thời gian quá dài, sẽ gây rối loạn chu kỳ sinh lý, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, dẫn đến vô sinh.

Không những thế, dùng điện thoại trước khi ngủ cũng rất dễ dàng phá vỡ đặc tính nguyên thủy của đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, tâm trạng bất ổn, suy giảm khả năng miễn dịch.

>> Bi hài tai nạn với “cậu nhỏ”: vội vã “hạ cờ’ hay “sung sướng” quá cũng … khổ

Hứng cả “rổ” bệnh tật vì thức khuya, ngủ muộn

Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì thấy ngay hôm sau như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, căng thẳng, khô mắt… Vậy nhưng hiện tại có không ít người, đặc biệt là các bạn trẻ lại có thói quen “hoạt động về đêm” khó bỏ rất nguy hiểm.

Cụ thể, theo các phân tích khoa học, ban đêm là thời điểm để hệ thần kinh giao cảm của con người nghỉ ngơi sau một ngày vất vả. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh, lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.

Giật mình: Vì thói quen này, bạn đang hứng cả “rổ bệnh tật” khủng khiếp

Bên cạnh đó đồng hồ sinh học của con người cũng chỉ ra rất cụ thể lịch làm việc của các bộ phận trong cơ thể như: khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục; Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan; Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật; Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi… Đây đều là những hoạt động cần thực hiện trong yên tĩnh và khi ngủ say.

Vì thế, thức khuya ngủ muộn sẽ rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua các giai đoạn nói trên lâu dần sẽ bị suy sụp thấy rõ, rối loạn hệ tuần hoàn là nguyên nhân gây ra một loạt bệnh như: tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, giảm thị lực, da sạm, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư, tăng huyết áp, …

Trẻ nghiện smartphone nguy cơ bị ung thư não tăng 4-5 lần

Lạm dụng công nghệ, đặc biệt là máy tính hay điện thoại rõ ràng không tốt cho trẻ. Vậy nhưng có lẽ các bậc cha mẹ mới chỉ nhìn nhận được một số tác hại dạng nhẹ như bị cận thị, lười nói, ít vận động, chậm lớn… nên đôi khi vẫn chủ động “nhét” điện thoại vào tay con để đứa trẻ bướng bỉnh của mình chịu ăn hết bát cháo to, chịu ngồi yên một chỗ cho bạn nghỉ ngơi thư giãn.

Tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu của một nhóm 31 nhà khoa học, đến từ 14 nước gần đây, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng bức xạ của ĐTDĐ có thể gây ra ung thư – căn bệnh khủng khiếp mà cả thế giới đang sợ hãi.

Giật mình: Vì thói quen này, bạn đang hứng cả “rổ bệnh tật” khủng khiếp

Theo phân tích của các nhà khoa học này, bộ não của trẻ nhỏ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn, và có hộp sọ mỏng hơn, điều này ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến cho chúng dễ bị tổn hại hơn so với người lớn. Với thiếu niên, trẻ em sử dụng ĐTDĐ từ khi còn nhỏ, nguy cơ ung thư não sẽ cao hơn khoảng 4- 5 lần so với những bé không sử dụng.

Ngoài ra, tiến sĩ Devra Davis, là một trong những người có uy tín về nghiên cứu các nguy cơ của ĐTDĐ đã đưa ra cảnh báo rằng việc tiếp xúc với bức xạ từ ĐTDĐ còn có thể tác động xấu đến sức khỏe của con người như: Làm thay đổi DNA; Thay đổi tuần hoàn não; Tổn thương dây cột sống; Ảnh hưởng khả năng học hỏi…

Mắc bệnh trĩ, táo bón vì dùng điện thoại trong khi đi vệ sinh

Rất nhiều người hiện nay có thói quen đọc sách, xem điện thoại “tranh thủ” khi đi vệ sinh trong khiến thời gian này kéo dài hơn cần thiết. Các bác sĩ cho rằng, ngoài yếu tố “mất vệ sinh” khi ngồi lâu trong toilet còn khiến bạn phải đối mặt với bệnh trĩ và táo bón.

So với những tác hại trên, nguy cơ này có vẻ nhỏ nhưng thực ra lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bạn, cảm giác lúc nào cũng khó chịu, thiếu tự tin, gây phiền phức trong cuộc sống…

Giật mình: Vì thói quen này, bạn đang hứng cả “rổ bệnh tật” khủng khiếp

Bệnh trĩ, táo bón gây phiền phức và khó chịu cho bệnh nhân rất nhiều trong cuộc sống. Theo bác sĩ Thorkelson, thời gian khi đi vệ sinh không nên dài quá 10-15 phút.

Bác sĩ Gregory Thorkelson khoa tiêu hóa tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) lưu ý rằng, quá trình tiểu tiện và đại tiện cần phải tuân thủ nguyên tắc là làm đúng chức năng bài tiết của mình. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào việc sử dụng điện thoại hay xem sách báo, cơ thể sẽ không thể huy động đầy đủ “lực” dành cho các cơ bụng, cơ hoành, không tạo được “sức mạnh” giúp hậu môn đẩy chất thải ra ngoài một cách tự nhiên. Kết quả là, sau một thời gian kéo dài, bạn sẽ có hiện tượng táo bón, nếu không khắc phục, triệu chứng này sẽ càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn:phân sót sẽ đè nén cơ thể trong thời gian dài, như vậy sẽ dẫn tới máu ở tiền liệt tuyến của nam giới tắc nghẽn, làm bệnh viêm tiền liệt tuyến nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, thời gian ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ, thậm chí làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đường ruột.

>> Chiêu làm đẹp mới của nam giới khiến chị em “lê tê phê”

V.K (Tintuconline tổng hợp)/VietNamNet

Nguồn: TTOnline

Chưa có bình luận.