Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ) có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ loại cơ nào ở hai giới với nhiều độ tuổi và ngành nghề khác nhau. Chuột rút tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tuy nhiên một số trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút do cơ học, bệnh lý, do sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO)… Căn cứ vào nguyên nhân các bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp xử lý, loại bỏ tình trạng khó chịu này.
Nguyên nhân và những biểu hiện khi bị chuột rút
Chuột rút thường xảy ra ở các cơ bắp lớn, đặc biệt là các cơ bắp chân, cơ đùi, cơ bàn tay, bàn chân, cơ bụng, cơ liên sườn do vận động quá mạnh, quá lâu hoặc vận động khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, một số trường hợp chuột rút xảy ra do sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non…
Chuột rút thường xảy ra ban đêm hệ quả từ đặc thù công việc đứng hoặc ngồi quá lâu, nhất là đứng lâu trên một mặt phẳng cứng làm cho cơ bắp không hoạt động, cứng nhắc. Hiện tượng này xuất hiện nhiều nhất ở chi dưới gây đau đớn, thậm chí rất đau gây co quắp các ngón tay, ngón chân (nếu xảy ra ở các cơ bàn tay, ngón tay hoặc ở bắp chân, bàn chân) hoặc gây đau ở kẽ liên sườn vùng ngực dễ gây nhầm tưởng mắc các bệnh về tim hoặc gây đau quặn bụng (phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt…).
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây chuột rút làm ảnh hưởng đến hiện tượng thiếu ôxy cung cấp cho cơ và rối loạn một số chất điện giải quan trọng (thiếu canxi hoặc kali máu). Hiện tượng thiếu ôxy và chất điện giải xảy ra ở người vận động nhiều mà không nghỉ ngơi khiến cho lượng mồ hôi bài tiết quá nhiều không được bù đắp hoặc bù đắp không đủ.
Những giải pháp khắc phục tình trạng chuột rút
Căn cứ nguyên nhân gây chuột rút các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp. Đối với những người chơi thể thao cần khởi động kỹ trước khi tập từ 10 đến 15 phút để tránh tình trạng chuột rút. Tuy niên chuột rút xảy ra ở phụ nữ đau bụng kinh khi đến tháng dẫn đến đau lan tỏa vùng thắt lưng và đùi do máu cần cung cấp đến cổ tử cung và tử cung, một số phụ nữ đang mang thai, đặc biệt ở những phụ nữ bị nghén nhiều (nôn), kéo dài nhiều ngày thậm chí nhiều tháng trong khi đó không ăn được hoặc ăn rất ít…cần sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để đưa ra những giải pháp phù hợp.
Đối với những trường hợp chuột rút do mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp trạng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật (hay ra mồ hôi và ra liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm) hoặc chuột rút xảy ra ở những người bệnh đang dùng một số thuốc như albuterol, niacin, thuốc lợi tiểu hoặc một số thuốc điều trị của bệnh nhân tâm thần…cần sự tư vấn của các bác sĩ điều trị.
Phương pháp đề phòng chuột rút
Tập thể dục đều đặn, thường xuyên để lưu thông khí huyết. Khuyến khích đi bộ, xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân, tập các bài về kéo căng cơ chân, tay.
Những người thuộc khối văn phòng khuyến cáo trong 8 tiếng làm việc nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ từ 5 – 10 phút.
– Không nên tắm khi nước lạnh quá, nhất là tắm ở biển, sông, bể bơi nước lạnh, đặc biệt lưu ý với người hay bị chuột rút.
– Khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều cần bổ sung thêm nước có pha muối ăn (bổ sung nước muối sinh lý).
– Cần uống đủ lượng nước trong ngày/đêm (khoảng trên 1,5lít/người/ngày).
– Nên ăn đủ loại rau, củ quả, tráng miệng hoa quả như chuối, cam, đu đủ, xoài, lựu, lê…
– Đối với phụ nữ mang thai nên đi bộ hàng ngày, mỗi ngày đi bộ từ 15 – 20 phút (trừ những trường hợp bác sĩ khuyên không được đi bộ). Ngoài ra, cần bổ sung các loại canxi, a xít folic, magiê, sắt, bởi vì, canxi sẽ có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng chuột rút. Thai phụ nên tắm nước ấm hàng ngày, tránh làm việc nặng, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một vị trí.
– Đối với nguyên nhân gây bệnh do sự phát triển quá mức các vi khuẩn ở ruột non (SIBO) cần duy trì tỷ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn thông qua chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục thường xuyên, tránh stress… không tự ý dùng thuốc kháng sinh, tránh tiếp xúc với hóa chất…
Các chuyên gia khuyến cáo người dân khi xuất hiện tình trạng chuột rút nhiều lần cần đến các cơ sở y tế để khám, xác định nguyên nhân và điều trị bệnh, tránh để xảy ra những hệ luỵ do chuột rút gây ra đặc biệt là khi đang làm việc, lưu thông trên đường…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Phòng ngừa chuột rút hiệu quả từ những món ăn đơn giản
Phương pháp điều trị viêm da do SIBO
Từng bước khống chế cơn chuột rút trong tập luyện thể thao
Điều trị hội chứng sương mù não do SIBO
Phương pháp điều trị thiếu sắt và B12 do SIBO
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.