Thứ Tư, 14/09/2016 | 23:30

“Rất nhiều trường hợp, vợ hoặc chồng mắc ung thư phổi khi đến bác sĩ thường mang tâm trạng lo lắng sợ lây nhiễm cho người nhà”, TS. Đinh Văn Lương nói.

Anh Tuấn Linh (quê Bắc Cạn) có vợ bị ung thư phổi và đã được điều trị thành công. Nhưng anh Tuấn Linh vẫn rất lo lắng sợ bệnh ung thư của vợ có di truyền cho con cái. Một trường hợp khác anh Hiếu Thắng (33 tuổi Hà Nội) chia sẻ, mẹ của bạn gái anh bị mắc bệnh ưng thư phổi. Anh cũng đang sợ căn bệnh quái cái kia có thể lây truyền cho người yêu.

Đang chăm sóc cho bố bị mắc ưng thu phổi, anh Hiểu (Hà Nam) cho biết, lúc đầu biết bố mắc ung thư phổi cả gia đình ai cũng sợ lây nhiễm. Gia đình anh Hiển còn cấm tiệt bọn trẻ con không được lại gần giường bệnh của ông cụ. Vì sợ ông cụ ho đờm giã lẫn máu có thể lây cho bọn trẻ trong nhà. Những ngày chăm sóc cụ mấy anh chị em luôn dự trữ khẩu trang và gang tay y tế trong nhà để khi cần dùng ngay. Người thân tới thăm cũng chỉ đứng ngoài nói vọng vào gian buồng ông cụ nằm.

Gia đình có người mắc ung thư phổi cả nhà sợ lây

Ung thư phổi không phải bệnh lý lây truyền, tuy nhiên có thể liên quan tới cơ chế di truyền. Những người mang gen bệnh EGFR và ALK nếu tiếp xúc với khói thuốc và các hóa chất độc hại dễ mắc ung thư phổi.

Theo TS.Đinh Văn Lượng rất nhiều bệnh nhân và người nhà mắc ung thư phổi khi tới gặp bác sĩ thường lo sợ lây nhiễm như những trường hợp trên. Họ thường cho rằng bệnh ung thư phổi có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với bệnh nhân. Không hiếm những trường hợp người nhà sợ lây nhiễm bệnh cách ly hoàn toàn với bệnh nhân. Khiến cho bệnh nhân đang mắc bệnh lại thêm tâm lý kỳ thị khiến bệnh tiến triển càng xấu đi.

“Những quan niềm về ung thư phổi trong dân ta đang bị hiểu sai lầm đi rất nhiều. Cũng giống như các bệnh ung thư khác, bệnh ung thư phổi không bị lây truyền khi tiếp xúc với người nhà bệnh nhân.Thủ phạm chủ yếu gây ra bệnh ung thư phổi chính là khói thuốc lá. Những người nghiện thuốc lá có khả năng mắc ưng thư phổi rất cao”. TS.Đinh Văn Lượng nói.

Trao đổi với phóng viên, TS Đinh Văn Lượng cho biết, ung thư phổi không phải bệnh lý lây truyền, tuy nhiên có thể liên quan tới cơ chế di truyền. Những người mang gen bệnh EGFR và ALK nếu tiếp xúc với khói thuốc và các hóa chất độc hại dễ mắc ung thư phổi.

Một số bệnh lý ung thư có liên quan tới tiền sử gia đình như Đa polyp đại tràng có tính chất gia đình, đột biến gen BRCA1, BRCA2 (trong ung thư vú và ung thư buồng trứng), xuất hiện ở anh chị em cùng huyết thống. Người mẹ mang gen BRCA1, BRCA2 có thể di truyền sang con. Nghĩa là, trong trường hợp này mẹ bị ung thư thì người con cũng có nguy cơ xuất hiện ung thư ở thời gian sau.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Đinh Văn Lượng khi gia đình tiền sử mắc bệnh ung thư phổi các thành viên trong gia đình cũng có phần trăm nhỏ mắc bệnh ung thư. Ai cũng có thể mắc ung thư phổi, vì vậy ít nhất nên đi chụp phổi thường quy 6 tháng/ lần để nếu có bị bệnh thì phát hiện sớm. Bệnh ung thư phổi thường có tiên lượng xấu vì các triệu chứng nhận biết bệnh rất nghèo nàn. Khác với các căn bệnh ung thư vùng ngoại biên như ung thư vú, tuyến giáp, da… có thể quan sát bằng mặt thường nhận thấy những bất thường. Ung thư phổi chỉ được phát hiện khi bệnh nhân có những dấu hiệu ho có đờm, tức ngực, sút cân… Khi có những triệu chứng có nghĩa là bệnh đã diễn biến xấu.

“Không hút thuốc, chế độ ăn cân đối và luyệt tập thể thao thường xuyên là cách tốt nhất để đẩy lùi căn bệnh ung thư phổi”, TS.Đinh Văn Lượng nói.

Ngọc Minh

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook