Thứ Tư, 28/09/2016 | 00:30

Thường xuyên hò hét, cào cấu mặt, ghen tuông vô cớ, luôn nghĩ mình bị sát hại… triệu chứng điển hình của rối loạn tâm thần do rượu. Tuy nhiên, người bệnh lại không thừa nhận mình đang mang bệnh và cương quyết không đi điều trị.

Dễ hoang tưởng

Là bác sĩ trực tiếp điều trị cho những bệnh nhân nghiện rượu nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội Lý Trần Tình, cho hay: “Lạm dụng rượu bia đang “ăn mòn” sức khỏe, nhân cách, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội”.

Bác sĩ Lý Trần Tình cho biết, thói quen uống “rượu lệ” nghĩa là trước khi ăn cơm làm 3-4 chén lâu dần sẽ trở thành nghiện. Tại khoa Lạm dụng chất, ông đã từng điều trị cho rất nhiều trường hợp bệnh nhân uống “rượu lệ” trở thành nghiện.

Bệnh nhân N.N.H là một điển hình cho bệnh này. Đã thành thói quen, mỗi ngày anh H phải dùng 2 cốc rượu (khoảng 0,5l/ngày). Được vợ động viên bỏ rượu anh giảm bớt uống từ 2 cốc xuống 1 cốc để tiến tới bỏ hoàn toàn. Uống ít rượu đi anh lại thường xuyên hò hét, cáu bản, cào cấu mặt… Không chỉ có vậy anh còn ghen tuông rất vô cớ ghi ngờ vợ có quan hệ bất chính với hàng xóm. Anh H cũng luôn khẳng định có người đang theo dõi để ám hại. Trong đầu bệnh nhân H luôn có tiếng xúi giục đánh người khác. Vì vậy, anh H đã được người nhà đưa vào viện tâm thần để điều trị.

Ghen tuông, sợ bị sát hại vì... loạn thần do rượu

“Cai nghiện rượu không khó nhưng nguy cơ tái nghiện lại rất cao”, bác sĩ Tình nói.

Theo bác sĩ Tình, bệnh nhân H đang mắc phải bệnh lý loạn thần do rượu khi giảm liều. Cũng giống như cai nghiện ma túy, khi giảm liều bệnh nhân sẽ xuất hiện hội chứng cai. Hội chứng cai sẽ tự hết nếu bệnh nhân có ý chí quyết tâm bỏ rượu.

Bệnh nhân H còn mắc phải hoang tưởng có liên quan tới người xung quanh như vợ, hàng xóm, đồng nghiệp… có thể tấn côn người khác. Khi bệnh tiến triển nặng người bệnh sẽ có những ảo giác như những lời nói chửi rủa, sỉ nhục… Có thể có những biểu hiện lo âu chờ đón điều gì sẽ xảy ra với mình. Bệnh nhân còn gặp phải ảo giác xúc giác như: kiến bò trên mặt, mạng nhện bám trên mặt nên bệnh nhân thường lấy tai phủi và có hành động kỳ quặc.

Trước đây bác sĩ đã từng gặp trường hợp bệnh nhân nghiện rượu dẫn tới hoang tưởng nặng. Bệnh nhân nay luôn nghĩ vợ đang ngoại tình đồng nghiệp và họ đang tìm cách sát mình. Sau đó bệnh nhân này đã tìm cách trả thù anh đồng nghiệp của vợ khiến cho anh này phải nhập viện.

Thường những bệnh nhân nghiện rượu khi được đưa tới cơ sở y tế điều trị bệnh lý tâm thần thường bệnh đã nặng. Bác sĩ Tình cũng mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị nghiện rượu dẫn tới sản giật sản rượu. Bệnh nhân này có dấu hiệu lên cơn động kinh co giật, được người nhà đưa tới điều trị tại phòng khám. Nhưng sau bác sĩ điều trị phát hiện bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu và chuyển tới tới Bệnh viện Tâm thần Hà Nội điều trị.

“Sản giật hay gặp ở đối tượng nghiện rượu nhưng vì lý do nào đó mà không dùng rượu nữa, ví dụ đi phẫu thuật, bệnh nặng không dùng rượu, tai nạn… Bệnh nhân sản rượu thường mê sản, lú lẫn, co giật dễ bị nhầm với động kinh. Những trường này nếu không được cấp cứu và can thiệp sớm nguy cơ tử vong rất cao”, bác sĩ Tình chia sẻ.

Tăng ở người trẻ

Tỷ lệ lạm dụng rượu những năm gần đây tại Việt Nam đã tăng 6-11%, nghiện rượu chiếm 2-6% và đang là thảm họa với nước ta. Loạn thần do rượu đang gia tăng ở người trẻ, ca bệnh bác sĩ Tình từng cai nghiện rượu cho một cậu bé mới chỉ 15 tuổi.

Cai nghiện rượu cho bệnh nhân không khó nhưng nguy cơ tái nghiện lại rất cao. Do ý chí của bệnh nhân không vững có nhiều trường hợp chỉ mới ra viện được 2-3 hôm giấu gia đình uống rượu trở lại

Đa phần những bệnh nhân nghiện rượu không nghĩ mình đang mắc bệnh. Có những trường hợp người nhà đưa vào bệnh viện còn đe dọa sau khi ra sẽ đánh nếu không có uống rượu.

“Liệu trình của một lần cai rượu thường là 30 ngày liên tục và chi phí mất khoảng từ 25-35 triệu đồng. Để bệnh nhân không bị tái nghiện cần phải có sự giám sát của gia đình và trong nhà tuyệt đối không có rượu”, bác sĩ Tình cho hay.

Nghiện rượu có yếu tố di truyền rõ rệt. 50% bố, con trai và anh em của nhưng người nghiệu rượu có khả năng trở thành người nghiện rượu. Con của người nghiện rượu có nguy cơ nghiện rượu cao gấp 3-4 lần đứa trẻ bình thường.

Ngọc Minh

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook