Thứ Sáu, 27/04/2018 | 16:39

Bệnh thủy đậu được xem là một bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu không biết chữa trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để nhận biết và tìm biện pháp xử lý sớm nhất nhé!

1. Dấu hiện nhận biết sớm nhất bệnh thủy đậu

Sau khi siêu virus xâm nhập vào cơ thể và thời gian ủ bệnh khoảng 10-20 ngày thì mới phát triệu chứng. Bệnh thủy đậu được chia thành 3 giai đoạn, các triệu chứng bệnh thủy đậu cũng không khó nhận biết. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình giúp bạn có thể chẩn bệnh chính xác:

Đau đầu, thể trạng mệt mỏi, uể oải

Bệnh nhân sốt khá cao từ 38-39 độ C, cảm giác cơ thể mệt mỏi, chán ăn và có thể có dấu hiệu viêm họng đỏ, có hạch sau tai.

Xuất hiện các bóng nước trên khắp cơ thể

+ Tiếp đó, quan sát trên da sẽ thấy sự hiện diện của những nốt hồng ban có kích thước vài milimet, sau khoảng 1-2 ngày mới xuất hiện những nốt đậu thường là 5mm cũng có thể lên đến 10mm.

+ Các phỏng nước thường ở mặt, ngực và lưng đầu tiên, sau đó thì lan rộng ra khắp cơ thể. Chúng có đặc điểm: Ban đầu là dịch trong, sau đó dần đục như mụn mủ.

+ Sau 2-3 ngày tiếp theo, mụn vỡ ra.

Các nốt mụn đóng vảy và phục hồi

Các nốt mụn đóng vẩy và biến mất, có thể để lại sẹo hoặc không nếu không bị nhiễm trùng – một trong những biến chứng thường gặp khi bị thủy đậu. Bệnh thường khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần nếu không có biến chứng gì xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh thủy đậu

2. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

3. Chăm sóc người bệnh thủy đậu như thế nào?

Để phòng chống bệnh thủy đậu

Nên tránh xa người bệnh đang bị thủy đậu, để tránh sự lây truyền. Tuy nhiên, điều này cũng không tuyệt đối tránh được bệnh thủy đậu, vì người bị nhiễm bệnh thủy đậu ngay từ trước khi có các triệu chứng của bệnh khoảng 24 giờ, đã có thể truyền bệnh cho người khác rồi.

– Do đó, điều tốt nhất là hãy đi tiêm phòng ngừa bệnh thủy đậu. Thuốc tiêm phòng ngừa bệnh thủy đậu (Varilrix) đã được nhập vào nước ta. Tất cả trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, đều có thể chích ngừa với loại thuốc này.

Với trường hợp bé đã bị nhiễm bệnh thủy đậu:

– Trước hết, bạn hãy cho người bệnh đi khám bệnh ngay. BS sẽ khám và căn cứ vào tình trạng bệnh, sẽ cho vào viện điều trị nội trú hoặc cấp đơn về điều trị tại nhà, có theo dõi, hẹn ngày tái khám. Chớ bao giờ tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo của một số người không hiểu biết về y khoa mà dùng thuốc sai lầm. Đã có không ít những trẻ bị thủy đậu bội nhiễm rất nặng, do đã đắp các loại lá, hoặc rắc các thuốc bột bán trôi nổi tại các góc chợ, vỉa hè. Lại có trẻ được gia đình cho uống thuốc “đề xa” (1 loại corticoid) thật là nguy hiểm, thuốc đó sẽ làm bệnh nặng lên rất nhanh!

– Nếu người bệnh được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà, hãy cho nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.

Có thể dùng một số thuốc chống ngứa và an thần (như Sirô phenergan), cố tránh gãi. Cắt ngắn móng tay. Mặc quần áo dài để che kín các nốt thủy đậu, tránh để ruồi muỗi đậu vào.

Dùng thêm kháng sinh, nếu có chỉ định của bác sĩ.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh thủy đậu: các giai đoạn, triệu chứng, biến chứng, phòng ngừa

+ Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu theo BYT

+ Cách nhận biết bệnh quai bị, thủy đậu để ngăn ngừa dịch bệnh

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook