Thứ Năm, 06/10/2022 | 11:34

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella-zoster virus gây ra. Đây là bệnh gây ra phát ban ngứa với các mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch mủ. Bệnh thủy đậu rất dễ lây cho những người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Mùa xuân thời tiết ẩm, nồm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Ngày nay, vắc-xin đã có sẵn để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh thủy đậu.

Tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu là một biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi bệnh cùng các biến chứng của bệnh.

Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh này để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của thủy đậu

Phát ban phồng rộp, ngứa do nhiễm trùng thủy đậu thường xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với virus và thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng khác, có thể xuất hiện từ một đến hai ngày trước phát ban, như là:

Sốt

Ăn uống không ngon

Đau đầu

Cảm giác khó chịu trong người

Các giai đoạn của bệnh thủy đậu

Bệnh có 4 giai đoạn phát triển bệnh, mỗi giai đoạn lại có các triệu chứng, dấu hiệu khác nhau.

Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn xảy ra ngay sau khi nhiễm virus, khoảng thời gian này virus mới xâm nhập cơ thể người và đang tiến hành phát triển và sinh sản. Giai đoạn này kéo dài từ 10 – 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì nên rất khó để nhận biết.

Giai đoạn 2: Giai đoạn phát bệnh

Thời điểm mới phát bệnh thường có những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Trên cơ thể bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ giống như mụn, các nốt này có đặc điểm:

– Có thể ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng và xung quanh bộ phận sinh dục, có thể gây đau

– Có màu đỏ, hồng, đậm hơn hoặc cùng màu với vùng da xung quanh, tùy thuộc vào màu da của bạn

– Có thể lan rộng hoặc ở trong một khu vực nhỏ

– Khó nhìn thấy hơn trên da nâu và da đen

Giai đoạn 3: Giai đoạn phát bệnh hoàn toàn

Khi bệnh phát triển đến giai đoạn này, người bệnh bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu trở thành các nốt mụn nước. Các nốt mụn nước rất ngứa, rát và có thể vỡ ra.

Những nốt mụn nước này xuất hiện khắp toàn thân, cơ thể người bệnh. Có thể xuát hiện cả trong niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng thì mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.

Giai đoạn 4: Giai đoạn hồi phục

Sau từ một vài ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và kết vảy. Một số vảy bị bong ra trong khi những vảy khác bị rỉ dịch,cần một thơi gian để các vẩy bong hết và da hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Nên sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm bởi vì thủy đậu sẽ để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi biến mất.

Lưu ý

Các vết mụn mới sẽ xuất hiện cùng những vết cũ, vì vậy có thể có cả ba giai đoạn của phát ban – vết sưng tấy, mụn nước và tổn thương đóng vảy cùng một lúc. Bệnh có thể lây cho người khác trong tối đa 48 giờ trước khi phát ban xuất hiện và tiếp tục lây lan cho đến khi tất cả các mụn nước vỡ đóng vảy.

Bệnh thường nhẹ ở trẻ em khỏe mạnh.

Các biến chứngcủa bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lành tính, thông thường bệnh sẽ khỏi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị đúng cách thì bệnh cũng có thể xuất hiện những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

– Nhiễm trùng da, mô mềm, xương, khớp hoặc máu (nhiễm trùng huyết)

– Viêm não, viêm màng não có thể dẫn đến tử vong

– Hội chứng sốc độc tố

– Viêm phổi

– Mất nước

– Hội chứng Reye ở trẻ em, thanh niên dùng aspirin trong khi bị bệnh thủy đậu

– Tử vong

– Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp

– Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản

Những người có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao

Nguy cơ bị nhiễm virus varicella-zoster gây bệnh thủy đậu cao hơn với những người chưa bị bệnh thủy đậu hoặc nếu chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu. Những người làm việc trong môi trường chăm sóc trẻ em hoặc trường học phải được tiêm vắc xin phòng ngừa, đây là điều đặc biệt quan trọng.

Hầu hết những người đã từng bị thủy đậu hoặc đã được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh đều được miễn dịch với bệnh. Hiếm có trường hợp bị thủy đậu lần hai. Nếu đã tiêm chửng mà vẫn bị thủy đậu, các triệu chứng thường nhẹ hơn, ít mụn nước hơn, không bị sốt.

Những người có nguy cơ bị biến chứng bệnh cao hơn bao gồm:

– Trẻ sơ sinh có mẹ chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm chủng

– Phụ nữ có thai chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm chủng

– Người hút thuốc

– Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do thuốc, chẳng hạn như hóa trị liệu hoặc bệnh tật, chẳng hạn như ung thư hoặc HIV

– Những người đang dùng thuốc steroid để điều trị một bệnh khác, chẳng hạn như hen suyễn

– Thanh thiếu niên và người lớn

Phòng ngừa bệnh thủy đậu

Tiêm chủng ngừa vắc xin bệnh thủy đậu là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh. Các chuyên gia từ CDC ước tính rằng vắc xin cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn khỏi virus thủy đậu cho gần 98% những người nhận cả hai liều khuyến cáo. Khi vắc xin không thể ngăn virus thủy đậu xâm nhập vào cơ thể, nó có thể làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu

Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Lịch tiêm gồm:

– Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

– Mũi 2: Trẻ từ 1 – 13 tuổi: tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Thuốc chủng ngừa thủy đậu không được sử dụng cho:

– Phụ nữ mang thai

– Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người bị nhiễm HIV hoặc những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch

– Những người bị dị ứng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin

Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh mà bản thân chưa tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu thì tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm vào các mụn nước thủy đậu. Người bệnh cần được cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng rãi.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được khám bệnh và điều trị kịp thời khi nghi ngờ mắc bệnh thủy đậu. Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thủy đậu bằng cách kiểm tra phát ban và xem xét các triệu chứng khác. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu,điều trị các biến chứng nếu cần thiết. Để tránh lây nhiễm cho những người khác trong phòng chờ, hãy gọi điện vào đường dây nóng của bệnh viện,miêu tả tình trạng bệnh để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, hãy cho bác sĩ biết nếu:

– Phát ban lan ra một hoặc cả hai mắt.

– Bất kỳ ai trong gia đình có vấn đề với hệ thống miễn dịch hoặc dưới 6 tháng.

– Phát ban rất đỏ, ấm hoặc mềm. Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn.

– Phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng, tim đập nhanh, khó thở, run, mất thăng bằng, ho nặng hơn, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 102 F (38,9 C)

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách nhận biết bệnh quai bị, thủy đậu để ngăn ngừa dịch bệnh

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh thủy đậu

Những điều cần lưu ý khi bị thủy đậu

Bệnh đậu mùa khỉ

Đề phòng bệnh thủy đậu khởi phát trong mùa đông xuân

Yhocvn.net (lược dịch mayoclinic,nhs.uk)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook