Thứ Ba, 26/09/2023 | 14:45

Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu theo BYT

Đậu mùa khỉ và thủy đậu đều là bệnh truyền nhiễm, cấp tính do virus

Bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh đậu mùa khỉ. Virus gây bệnh đậu mùa có họ hàng với virus gây bệnh đậu mùa vốn đã bị xóa sổ nhờ tiêm phòng từ năm 1980.

Điểm giống nhau giữa bệnh đậu mùa khi và thủy đậu

Bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa khỉ đều là bệnh truyền nhiễm, cấp tính do virus, đều lây qua tiếp xúc giọt bắn hô hấp kích thước to, tiếp xúc dịch tiết sang thương và lây gián tiếp qua tiếp xúc đồ vật của người nhiễm bệnh.

Thủy đậu và đậu mùa khỉ đều có các giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục. Cả hai đều có các diễn tiến tổn thương da giống nhau từ dát đến sẩn, mụn nước, mụn mủ, đóng mài, bong mài.

Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu theo BYT
Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu theo BYT

Điểm khác nhau giữa bệnh đậu mùa khi và thủy đậu

– Ở đậu mùa khỉ, phát ban mụn nước, mụn mủ cùng thời điểm, diễn tiến chậm, xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, hậu môn, có thể gặp ở niêm mạc mắt, miệng, để lại sẹo. Tổn thương đậu mùa khỉ thường lớn hơn thủy đậu. Đặc biệt, bệnh nhân có sốt và nổi hạch toàn thân.

– Ở thủy đậu, cũng là phát ban nhưng các tổn thương xuất hiện thời gian khác nhau, diễn tiến nhanh, xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể, thường ít để lại sẹo. Tổn thương nhỏ hơn đậu mùa khỉ. Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi.

Nét đặc trưngBệnh đậu mùa khỉBệnh thủy đậu
Tác nhân gây bệnhBệnh truyền nhiễm cấp tính do virusBệnh truyền nhiễm cấp tính do virus
Mức độ nghiêm trọngTỷ lệ tử vong khoảng 10% đối với chủng Congo, và chủng Tây Phi là khoảng 1%.Bệnh có tỷ lệ tử vong ít.
Thời gian ủ bệnhthời gian ủ bệnh của đậu mùa khỉ có thể từ 6 – 13 ngày hoặc ở phạm vi dài hơn, cụ thể là 5 – 21 ngày14-21 ngày
Triệu chứngSốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và các tổn thương lan rộng trên da, nổi mủ và vỡ ra. Nổi hạch là điểm khác biệt của đậu mùa khỉ so với những bệnh khác, có biểu hiện ban đầu tương tự như thủy đậu, sởi, đậu mùa thông thường.Các triệu chứng ban đầu gồm có đột nhiên bị sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi và yếu trong người.
Phát banPhát ban mụn nước, mụn mủ cùng thời điểm, diễn tiến chậm, xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục, hậu môn, có thể gặp ở niêm mạc mắt, miệng, để lại sẹo. Tổn thương đậu mùa khỉ thường lớn hơn thủy đậu. Đặc biệt, bệnh nhân có sốt và nổi hạch toàn thân, cơ thể suy kiệt.Phát ban nhưng các tổn thương xuất hiện thời gian khác nhau, diễn tiến nhanh, xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể, thường ít để lại sẹo.
Biến chứngViêm phế quản phổi Nhiễm trùng huyết Viêm mô não, viêm não Nhiễm trùng giác mạc, lớp ngoài trong của mắt Nhiễm trùng thứ cấp Nhiễm trùng giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực.Viêm màng não Xuất huyết Nhiễm trùng huyết Nhiễm trùng nốt rạ Viêm mô tế bào Viêm gan Viêm phổi…
Nơi xuất hiệnCa bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở người được phát hiện năm 1970, sau đó bệnh lưu hành tại 11 quốc gia Châu Phi và hầu như không ghi nhận tại các quốc gia khác. Đến ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Ngày 26/9/2022, thế giới đã ghi nhận 64.561 trường hợp đậu mùa khỉ tại 105 nước trên thế giớiLưu hành ở mọi nơi trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều bị nhiễm virus thủy đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị mắc bệnh. Bệnh thường gặp vào mùa đông và đầu xuân. Ở những nước nhiệt đới, người lớn hay bị mắc bệnh nhiều hơn.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh đậu mùa khỉ: các giai đoạn tiến triển, triệu chứng, biến chứng nguy hiểm

+ Có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ chưa? Hiệu quả của vắc xin thế nào?

+ Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh thủy đậu

+ Bệnh thủy đậu: các giai đoạn, triệu chứng, biến chứng, phòng ngừa

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook