Thứ Tư, 12/02/2025 | 09:39

Khi bị nhiễm cúm nhiều người thắc mắc có nên tắm gội, xông hơi để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, nhanh chóng hồi phục?

Khi bị nhiễm cúm cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, sổ mũi, đau họng, người mệt mỏi, uể oải, cảm thấy ớn lạnh… Nếu chăm sóc đúng cách, uống thuốc theo chỉ định người bị cúm sức khỏe sẽ hồi phục sau khoảng 1 tuần. Nhưng để giúp cơ thể nhanh hồi phục có nên tắm gội, xông hơi hay không?

Có nên tắm khi bị mắc cúm

Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, đối với những người bị cúm không có biến chứng nguy hiểm, điều trị tại nhà có thể tắm. Bởi cơ thể sau khi được tắm nước ấm sẽ giúp tinh thần thư giãn, giảm cảm giác mệt mỏi, giảm đờm trong mũi, cổ họng, giảm cảm giác khó chịu ở mũi. Tuy nhiên khi tắm chỉ nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, không tắm quá lâu, tắm quá muộn, sau khi tắm hãy lau khô cơ thể nhanh, bằng khăn khô mềm, tránh gió lùa và đảm bảo môi trường tắm nhiệt độ ấm và dễ chịu. Có thể làm ấm cơ thể bằng cách sử dụng máy sấy tóc để sấy dọc sống lưng, vai và cổ, gáy… Nhiệt độ từ máy sấy có tác dụng làm dịu các triệu chứng đau nhức cơ thể do bệnh cúm gây ra

Bị cúm có nên xông hơi không?

Các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi hoàn toàn, đau đầu,… khi bị cúm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nên thường áp dụng biện pháp xông hơi mặt để cải thiện. Theo các bác sĩ chuyên khoa khi xông hơi bằng nước ấm hay các loại lá thảo mộc sẽ giúp cải thiện các triệu chứng cho cúm. Tuy nhiên, người bệnh nên tiến hành xông hơi vào khoảng 10 giờ sáng bằng cách chuẩn bị một chậu nước nóng có thể thêm một vài loại lá thảo mộc từ thiên nhiên và xông hơi mặt trong 5 phút để làm dịu chứng sổ mũi và làm sạch đường hô hấp

Bên cạnh đó, người bệnh cúm không nên xông hơi toàn thân bởi nếu xông hơi toàn thân bằng nước nóng khi đang sốt cao, vì sẽ gây mất nhiệt trong khi cơ thể đang cố gắng tăng thân nhiệt để tiêu diệt virus. Nếu muốn xông hơi toàn thân chỉ nên tiến hành thực hiện khi cơ thể đã hết sốt, cơ thể đang hồi phục. Khi xông hơi toàn thân bằng nước nóng chỉ nên xông ở nhiệt độ khoảng 40 độ trong 5 – 10 phút là đủ. Tăng hiệu quả có thể thêm các loại lá như chanh, sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu…

Cơ thể nhanh chóng hồi phục khi bị cúm người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý từ đó làm giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Tuyệt đối không xì mũi mạnh và xì mũi thường xuyên bởi có thể gây kích ứng niêm mạc và xoang mũi, chảy máu mũi.

Để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch thì người mắc cúm nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất trong thực đơn hàng ngày. Bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, cua xanh, tôm, cá mòi, thịt bò, thịt lợn và thịt gà tây, sữa, bao gồm pho mát, sữa và sữa chua, đậu lăng,… sẽ giúp duy trì các hàng rào mô này, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Hay ăn các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, gia cầm, cá, đậu, sữa, trứng, các loại hạt sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại virus hiệu quả. Nên ăn cá loại trái cây, rau củ giàu vitamin, chất chống oxy hóa, cùng nhiều khoáng chất như: cam, quýt, bưởi, chanh, ớt chuông, cam, kiwi, dâu tây, bông cải xanh nấu chín, cà chua, rau bina, bắp cải, súp lơ, khoai tây và đậu xanh,… Khi bổ sung thường xuyên sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường chất xơ cho đường ruột, cung cấp nhiều lợi khuẩn, giảm sự phát triển của hại khuẩn. Cũng nên bổ sung cho người mắc cúm các loại thực phẩm có chứa acid béo mega-3 như cá béo và một số loại hải sản, các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, hạnh nhân,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Đặc trưng của cúm A H1N1, giải pháp phòng ngừa

Cúm A/H5N1 có gì khác biệt

Phòng ngừa cúm A cho trẻ như thế nào

Các loại trái cây giàu vitamin C rất tốt cho người bị cúm

Những loại trà thảo mộc giúp cải thiện bệnh cúm hiệu quả

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook