Thứ Ba, 11/02/2025 | 15:34

Khác với cúm A/H1N1 lây lan từ động vật, cúm A/H5N1 lây lan từ gia cầm. Trong y khoa cả hai loại cúm này đều là loại dịch bệnh nguy hiểm lan truyền rất nhanh và khó kiểm soát. Thống kê trong hơn một thập niên qua cho thấy chủng cúm này đã khiến 64 người tử vong.

Theo các chuyên gia, cúm A (H5) còn được gọi là cúm A/H5N1 cúm gia cầm – avian influenza hay bird flu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở người và động vật do virus cúm tuýp A, chủng H5N1, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Loại cúm này có mức độ nguy hiểm đặc biệt hơn so với các chủng cúm mùa thông thường vì có tỷ lệ tử vong cao, biến chứng nặng nề ở người, đặc biệt ở các đối tượng người có bệnh nền, người cao tuổi…

Các biểu hiện đầu tiên của cúm A/H5N1 là ho, sốt nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy gan cấp, suy thận, suy đa tạng thậm chí tử vong. Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 128 trường hợp mắc cúm H5N1 trên người, trong đó 64 ca tử vong. Hiện, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước.

Đối với các chủng cúm A/H5, thế giới đã ghi nhận các ổ dịch cúm A/H5N6, A/H5N8 và cúm A/H5N2. Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A/H5N8 và cúm A/H5N2 trên cả gia cầm và người. Năm 2014, Việt Nam ghi nhận các ổ dịch cúm A/H5N6 trên gia cầm tại một số tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Cúm A (H5) có độc lực mạnh, diễn tiến nặng trong thời gian ngắn nếu không được phát hiện kịp thời. Nguyên nhân nhiễm cúm A (H5) hay cúm gia cầm ở người, chủ yếu là do người nhiễm virus A/H5N1 thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh. Do sinh sống gần các trang trại gia cầm và lợn, điều kiện thuận lợi làm tăng tính đột biến kháng nguyên virus, làm virus dễ lây nhiễm, do nơi bán gia cầm, trứng không đảm bảo vệ sinh, do ăn thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín…

Virus cúm gia cầm thuộc nhóm virus cúm A họ Orthomyxoviridae. Vỏ của virus cúm A bản chất có là glycoprotein bao gồm 2 loại kháng nguyên đó là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) và kháng nguyên trung hòa N (Neuraminidase). Có 16 loại kháng nguyên H, ghi nhận H1 đến H16 và 9 loại kháng nguyên N, ghi nhận N1-N9.

Virus cúm có tỉ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt rất dễ biến đổi. Trong đó, kháng nguyên H và N là thay đổi rõ nhất, chỉ cần đột biến nhỏ đã dẫn tới sự biến đổi kháng nguyên, tạo ra biến chủng cúm mới.

Cúm A H5N1 là phân nhóm cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm và tự biến rất cao, liên tục tạo ra biến đổi gen lây từ người sang người, gây nhiều lo ngại về dịch cúm toàn cầu. Đặc biệt, virus A/H5N1 có thể kết hợp với virus cúm ở người tạo ra một loại virus mới có đầy đủ tính năng của 2 loại virus cũ vì vậy dễ dàng tạo ra dịch cúm mới ở người với tỷ lệ biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao. Theo các chuyên gia hàng năm tùy các đợt dịch mà vật liệu di truyền của virus cúm sẽ biến đổi và gây ra các đợt cúm như cúm A/H1N1, A/H3N2 các loại cúm không gây tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên với các đợt dịch như H5N1, H7N9 thì những đột biến gây ra các tuýp cúm A nguy cơ sẽ cao hơn nhiều. Tùy theo từng đợt dịch loại virus gì nào dẫn đến những nguy cơ, độc lực và độ nguy hiểm sẽ có sự khác nhau. Đối với tuýp cúm độc lực mạnh mức độ ái lực đến các tế bào hô hấp sẽ nhân lên và phá hủy tế bào rất nhanh, gây viêm phổi, suy hô hấp hoặc biến chứng viêm màng não, tử vong. Theo thời gian, virus cúm đang ngày càng diễn biến nguy hiểm do vậy chủ động phòng bệnh cúm là vấn đề rất cấp thiết.

Triệu chứng virus cúm A/H5N1 tấn công vào cơ thể đó là xâm nhập vào tế bào chủ rồi nhanh chóng tự nhân bản ra khắp cơ thể người bệnh, khiến hệ miễn dịch của người bệnh nhanh chóng bị yếu dần và cuối cùng không còn khả năng chống đỡ. Giám sát từ dịch tễ cho thấy, người bị nhiễm loại cúm này thường có một số triệu chứng giống với cúm thông thường như ho, hắt hơi, sổ mũi…

Các triệu chứng nhận biết cúm A H5N1 thường bắt đầu trong vòng 2-5 ngày kể từ ngày bị virus cúm H5N1 xâm nhập như sốt cao đột ngột trên 38 độ C, rét run, đau đầu, đau ngực, khó thở, tim đập nhanh. Đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm, đau nhức cơ, mệt mỏi rã rời. Chỉ sau nửa ngày, các triệu chứng diễn tiến trầm trọng hơn, người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái, đau toàn thân, ý thức mê man.

Đường lây truyền cúm A H5N1 qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, qua việc tiếp xúc và ăn gia cầm, lợn ốm/ chết do nhiễm virus cúm A/H5N1 hoặc ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Do virus cúm A/H5N1 được phát tán ra môi trường bên ngoài qua nước bọt, dịch mũi, phân và trong các tế bào niêm mạc ruột non của một số loài chim di cư.

Bệnh cúm gia cầm A H5N1 thường lây ở động vật nhưng có thể lây truyền và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Điểm khác biệt ở cúm H5N1 là không dễ dàng lây lan từ người sang người mà chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bị bệnh vì vậy nguy cơ mắc cúm A/H5N1 đó là việc tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc với các bề mặt bị ô nhiễm gồm lông, nước bọt hoặc phân của gia cầm…Lịch sử y khoa ghi nhận dịch cúm gia cầm chỉ được truyền từ người sang người khi có sự tiếp xúc đặc biệt gần gũi với người bệnh như mẹ chăm sóc con, chồng chăm sóc vợ bị nhiễm bệnh lúc này A/H5N1 mới lây từ người sang người.

Theo WHO, cúm A/H5N1 đã liên tục biến đổi thành các tuýp cúm mới có độc lực mạnh, tỷ lệ tử vong cao do vậy người dân cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh bằng cách tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin cúm hàng năm giúp giảm tình trạng bệnh cúm A/H5N1 diễn biến nặng thậm chí tử vong kết hợp chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể thao đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Các loại trái cây giàu vitamin C rất tốt cho người bị cúm

Cảnh báo 3 chủng virus cúm dễ lây nhiễm bùng phát thành dịch

Bị cúm nên uống nước gì để tăng hệ miễn dịch, cơ thể nhanh hồi phục

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook