Chủ Nhật, 02/10/2016 | 11:00

Hypersexual hay Nymphomaniac là thuật ngữ nói về tình trạng ham muốn tình dục quá mức bình thường,gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Chứng ''cuồng dâm'' ở phụ nữ có phải là bệnh? Chứng ''cuồng dâm'' ở phụ nữ có phải là bệnh?

1. Chứng cuồng dâm và nguồn gốc < ?xml:namespace prefix="o" />

Cuồng dâm là một chẩn đoán lâm sàng được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu y học tinh thần, nói về tình trạng ham muốn tình dục thường xuyên hoặc tăng đột ngột.

Theo định nghĩa nêu trong từ điển Merriam-Webster Dictionary, hypersexual (cuồng dâm) là sự “thể hiện mối quan tâm bất thường hoặc quá mức hoặc đắm say trong hoạt động tình dục”.

Giới nghiên cứu tình dục đã sử dụng thuật ngữ này từ cuối những năm 1800, khi nhà khoa học Krafft-Ebing người Đức giới thiệu một vài trường hợp có hành vi tình dục quá mức trong nghiên cứu của mình, mang tên tên Psychopathia Sexualis.

Tác giả sử dụng thuật ngữ hypersexuality để nói về “chứng cuồng dâm”, nhưng chỉ hạn chế ở hành vi xuất tinh sớm. Những thuật ngữ mô tả cuồng dâm của đàn ông còn dùng một số thuật ngữ khác như donjuanist, satyromaniac và satyriasist, còn phụ nữ thì dùng từ nymphomaniac, riêng nhóm có giới tính không rõ ràng thì dùng thuật ngữ hypersexualist.

Chứng ''cuồng dâm'' ở phụ nữ có phải là bệnh? Cảnh trong phim Người đàn bà cuồng dâm Chứng ''cuồng dâm'' ở phụ nữ có phải là bệnh?

Để nói về chứng cuồng dâm ở phụ nữ, kinh đô điện ảnh Hollywood Mỹ mới đây đã cho ra đời bộ phim tấn, Người đàn bà cuồng dâm (Nymphomaniac), kể về nhân vật chính có tên Joe bị đánh đập và gục ngã trong một con hẻm tăm tối dưới trời tuyết trắng.

Cô được một người đàn ông tên là Seligman đưa về nhà chữa trị vết thương. Sau khi tỉnh lại, Joe kể cho Seligman nghe câu chuyện về hành trình dục vọng bất thường của mình từ lúc còn ở tuổi vị thành niên.

Chứng cuồng dâm ở phụ nữ có từ thời Hy Lạp cổ, mô tả người phụ nữ không kiểm soát được ham muốn tình dục, muốn hoạt động sex thường xuyên.

Theo các nhà khoa học thời Victoria, thì căn bệnh này chứa đựng nhiều bí ẩn, đặc biệt là nguyên nhân, trong đó cónguyên nhânăn uống quá thừa chất, nhất là sôcôla, tiếp xúc với nhiều thứ văn hóa kích dục, đầu óc bị ô nhiễm bởi văn hóa sex, kể cả thủ dâm, làm cho hệ thần kinh nhạy cảm, dễ dẫn đến hành vi “động dục”. Tuy nhiên, chưa hề có nghiên cứu lâm sàng nào khẳng định điều này.

Theo nguồn tin đăng tải trên tạp chí Phrenology.org của Anh thì theo các nhà não tướng học, cội nguồn của cuồng dâm xuất phát từ não, đặc biệt là vùng não phía sau gáy, dưới tai có tên cerebellum. Nếu cerebellum càng lớn thì đầu óc của họ lúc nào cũng hướng về sex, còn theo Bách khoa thư thì khoa học hiện đại lại khẳng định hình dáng hộp sọ không có liên quan đến kích thước não.

2. Cuồng dâm là hoạt động tình dục đích thực?

Joan Crawford (1905-1977) nữ diễn viên điện ảnh, truyền hình nổi tiếng người Mỹ đã từng công khai thú nhận: “Tôi cần tình dục cho cả tình yêu lẫn nhu cầu bản thân, để làm cho làn da đẹp thêm. Tôi thường xuyên hoạt động sex giống như ăn sôcôla, thiếu nó tôi không sống được.

Tôi có thể làm việc ấy cả ngày lẫn đêm mà không thấy chán, giống như người nghiện sôcôla, thậm chí tôi biết điều này có thể làm cho những người tôi yêu không mấy thú vị, thậm chí còn ảnh hưởng đến thanh danh, nghề nghiệp. Kệ, tôi vẫn đam mê, giành nhiều thời gian tiền của cho nó, còn sống tôi còn đam mê sex”.

Còn theo ông Kelly Mc Daniel, chuyên gia tư vấn sex ở Texas, tác giả chuyên nghiên cứu về nghiện sex, cuồng dâm ở phụ nữ thì đối với đàn ông mắc chứng cuồng dâm đã khổ nhưng ở phụ nữ lại còn khổ hơn, họ mang nhiều tiếng xấu hơn so với đàn ông.

Chứng ''cuồng dâm'' ở phụ nữ có phải là bệnh? Nữ diễn viên điện ảnh Joan Crawford nghiện sex như nghiện xôcôla

3. Cuồng dâm, căn bệnh không thể xem thường ?

Theo nghiên cứu mang tên Sexual Addiction (nghiện sex) công bố trên tạp chí allpscyh.com của Mỹ thì cuồng dâm không chỉ nguy hiểm cho chính bản thân người trong cuộc mà còn gây hao người, phí tổn, gây tiêu điểm chú ý của dư luận.

Thực tế, có tới 60% số người mắc bệnh cuồng dâm từng bị lạm dụng tình dục khi còn thơ ấu. Những hậu quả xấu do chứng cuồng dâm gây ra như rủi ro mắc bệnh lây lan qua đường tình dục (STP) là rất cao, nợ nần, vướng vào vòng lao lý, tổn thương mối quan hệ xã hội, hôn nhân, ảnh hưởng đến công ăn việc làm, bị lên án chê bai, dễ mắc bệnh lo lắng, trầm cảm.

Chứng ''cuồng dâm'' ở phụ nữ có phải là bệnh? Có tới 60% số người mắc bệnh cuồng dâm từng bị lạm dụng tình khi còn nhỏ

Chứng ''cuồng dâm'' ở phụ nữ có phải là bệnh?

Nguồn: Báo Đất Việt

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook