Thứ Bảy, 16/07/2016 | 16:31

Căng thẳng đầu óc, thường xuyên ngồi điều hòa máy lạnh, chế độ ăn thiếu cân bằng, rượu bia, thuốc lá… khiến cho người  trẻ mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng.

Cái chết đến từ sự chủ quan

90.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam được xác định có liên quan tới tăng huyết áp. Có khoảng 25% người trong độ tuổi trưởng thành bị tăng huyết áp nhưng hơn 50% trong số đó không biết mình mắc bệnh. Giáo sư Phạm Gia Khải, NguyênViện trưởng Viện tim mạch Việt Nam chia sẻ ông đã từng gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân trẻ gặp phải tai biến do không biết mình bị tăng huyết áp. Có trường hợp thì bệnh nhân lại quá chủ quan với bệnh.

Chủ quan bệnh huyết áp, người trẻ dễ đột quỵ

Thói quen sinh hoạt, áp lực công việc… làm gia tăng bệnh tăng huyết áp ở người trẻ. Ảnh minh họa.

Bệnh nhân N.V.N, 35 tuổi, sống tại Hà Nam khi đi khám đã được bác sĩ kết luận bị tăng huyết áp. Bác sĩ đã khuyên bệnh nhân này nên mang theo thuốc uống để ổn định huyết áp. Tuy nhiên anh N lại thường xuyên quên không uống thuốc. Sau một buổi đi nhậu cùng bạn bè về, anh kêu với vợ bị đau đầu. Chỉ trong một vài phút, người nhà thấy anh co giật rồi bất tỉnh. Anh N được đưa tới bệnh viện trong tình trạng não đã bị xuất huyết và không thể chữa trị được nữa.

Cũng theo giáo sư Phạm Gia Khải, không ít những trường hợp bệnh nhân trẻ gặp phải cơn đột quỵ khi tới bệnh viện mới biết mình bị tăng huyết áp. Đó là trường hợp của anh P.H.K, 32 tuổi, tại Hà Nội, hiện đang làm giám đốc của một doanh nghiệp. Lúc anh đang ăn cơm tự dưng bị rơi đũa sau đó không nhặt được đũa lên. Mất 5 phút sau anh mới trở lại được như bình thường. Khi đi khám, bác sĩ phát hiện ra anh bị tăng huyết áp do rối loạn lipid máu. Bị rơi đũa không nhặt được lên là dấu hiệu của cơn đột quỵ thoáng qua.

“Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ ngày càng gia tăng, tỷ lệ người trưởng thành mắc rất cao. Ngay cả các emhọc sinh Tiểu học tới Trung học phổ thông cũngcó nguy cơ mắc bệnh. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ hàng đầu. Thông thường, bệnh nhân thường bị tăng huyết áp vào buổi sáng, chỉ có một số ít người bị tăng về đêm trong lúc ngủ”, Giáo sư Phạm Gia Khải nói.

Vì sao bệnh tăng huyết ápcó xu hướng tăng cao ở người trẻ?

Theo thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi, Viện Dinh Dưỡng cận lâm sàng: “Xu hướng người trẻ bị tăng huyết áp là do thói quen thích ăn đồ ăn nhanh, uống nước ngọt, ăn đồ chiên xào nhiều chất béo chứa chlesterol. Thói quen ăn uống thiếu khoa học làm tăng các bệnh về chuyển hóa như tiểu đường, lipid, dẫn tới nguy xơ vỡ vữa động mạch và tăng huyết áp ở người trẻ. Cuộc sống hiện đại của người trẻ hiện nay cũng ít vận động hơn, làm gia tăng các ca mắc bệnh”.

Bệnh tăng huyết áp cũng dễ bắt gặp ở những người thường xuyên rượu bia và hút thuốc. Nhiều người thường có quan niệm cho rằng chỉ uống nhiều,ăn ítsẽ không bịrối loạn lipid máu và cao huyết áp. Theo lý giải của bác sĩ Tường Vi thì không phải cứ ăn nhiều thức ăn cócholesterol bạn mới có nguy cơ rối loạn lipid máu và cao huyết áp. Ở người người thường xuyên rượu bia, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Vì trong 1g chất cồn có tới 7kcal, có nghĩa là dù uống rượu bạn vẫn đang nạp calovào người. Bên cạnh đó, các chất đạm, chất béo trong đồ nhắm dễ gây ra nguy cơ béo phì.

Chủ quan bệnh huyết áp, người trẻ dễ đột quỵ

Giáo sư Phạm Gia Khải.

Giáo sư Phạm Gia Khải cũng cho biết thêm, ngoài nguyên nhân đến từ lối sống, xu hướng tăng huyết áp ở người trẻ còn xuất phát từ việc họchịu áp lực công việc nhiều hơn trước. Để có chỗ đứng trong xã hội, họ luôn phải phấn đấu, đua tranh… Những trường hợp suốt ngày cứ căng thẳng về đầu óc rất dễ dẫn tới bệnh tăng huyết áp.

“Bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy dễ bị mọi người bỏ qua. Tăng huyết áp nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây đột quỵ, suy thận, vỡ mạch máu… Điều trị bệnh tăng huyết áp chủ yếu là giảm các biến chứng về bệnh và nguy cơ tai biến, kéodài thời gian sống cho bệnh nhân”, Giáo sư Phạm Gia Khải nói.

Ngọc Minh

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook