Chủ Nhật, 06/09/2015 | 13:11

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh tiến triển chậm. Vậy chế độ ăn uống và luyện tập thế nào là hợp lý đối với người bệnh thận?

Đã là bệnh thì bệnh nào cũng tác động đến cơ thể, gây đau đớn, phiền phức, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải đảm bảo những kiêng kỵ trong cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, bệnh nhân thận thì việc tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt còn nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn nhiều lần đối với những căn bệnh khác.

Vậy, chế độ ăn uống, lao động và tập luyện dành cho bệnh nhân thận như thế nào?

Tìm hiểu về thận

Thận có hình hạt đậu nằm ở phía sau phúc mạc, mỗi thận nặng khoảng 130g. Nephron là đơn vị cấu tạo cũng như đơn vị chức năng của thận, chúng có khả năng tạo nước tiểu độc lập với nhau. Hai thận có khoảng trên 2 triệu nephron.

Trên mặt phẳng cắt dọc, thận chia làm 2 vùng riêng biệt có màu sắc và cấu tạo khác nhau. Vùng vỏ nằm ở phía bờ lồi của thận, tiếp xúc với vỏ xơ, màu hồng đỏ có lấm tấm hạt, đây là nơi chủ yếu tập trung cầu thận. Vùng tủy nằm ở phía bờ lõm, màu hồng nhạt có vân tua, đây là nơi tập trung các ống thận.

 

Các bệnh về thận

+ Viêm cầu thận.

+ Hội chứng thận hư.

+ Sỏi thận, thận đa nang.

+ Suy thận…

Chế độ ăn cho bệnh nhân thận

Hạn chế chất đạm

+ Khuyến cáo ăn các thức ăn chứa đạm như: trứng gia cầm, thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da.

+  Những đồ ăn này cần được chế biến bằng phương pháp luộc, sau đó nướng hoặc rán qua.

+ Số lượng đạm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, không ăn quá 0,6 – 0,8g đạm/kg cân nặng/ngày.

 

Nguyên nhân

Khẩu phần ăn hạn chế chất đạm sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, cải thiện tình trạng bệnh tật vì chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận.

Bổ sung thức ăn giàu calo

+ Ăn những thức ăn giàu calo.

+ Tăng khoảng 30% calo so với bình thường (khoảng 3.000 Kcal).

+ Lưu ý chia thành nhiều bữa (4 – 6 bữa/ngày).

Nguyên nhân

+ Ăn không đủ calo sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể.

+ Cơ thể sẽ đốt cháy chính mỡ và đạm của các tổ chức mô. Vì vậy, cơ thể gầy yếu, tăng  hàm lượng các chất độc, lúc này chế độ ăn hạn chế đạm sẽ mất ý nghĩa.

Không ăn nhiều muối

+ Ăn nhạt.

+ Không ăn quá 2- 4g muối ăn/ngày.

+ Những người bị thận và tăng huyết áp không dùng muối.

Nguyên nhân

+ Ăn nhiều muối sẽ dẫn đến giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận làm tăng gánh nặng cho thận.

 

Không ăn các chất kích thích

+ Ớt cay.

+ Hạt tiêu.

+ Hành, tỏi.

+ Đồ dầu giấm.

+ Đồ muối chua.

+ Các loại nấm…

Không ăn các thức ăn chế biến sẵn

+ Thịt cá đóng hộp.

+ Thịt cá xông khói.

+ Giò chả…

 

Nguyên nhân:

+ Trong thức ăn chế biến sẵn, nhà sản xuất thường cho nhiều muối.

Không uống rượu bia, các loại nước khoáng (đặc biệt là nước khoáng có nhiều natri).

Không ăn các thức ăn chứa nhiều phosphor, kali như: phomát, gan, lạc, đậu đỗ, chuối, các loại quả khô, mứt hoa quả, sôcôla…

Những món ăn tốt cho bệnh nhân thận

+ Gạo.

+ Bánh mì không có muối.

+ Mì ống, khoai tây.

+ Các loại rau, hoa quả: táo, dưa hấu, lê, đào.

+ Có thể uống sữa, ăn các thức ăn chay không mặn.

+ Uống các loại nước quả tươi, nước chè và cà phê không đặc…

 

Những công việc phù hợp với bệnh nhân thận

Những người bị bệnh thận cần có công việc vừa là để lao động và có thu nhập để trang trải chi phí thuốc men, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên cần lựa chọn những công việc phù hợp với sức khỏe.

+ Các công việc nhẹ nhàng như: bán báo, đánh giầy, làm các công việc trong văn phòng…

Nguyên nhân

+ Khi thực hiện gánh nặng thể lực bất kỳ, trong cơ thể sẽ diễn ra sự phân bố lại dòng máu: tăng cường dòng máu đến hệ thống cơ bắp và các cơ quan như não, tim, phổi; giảm tối đa lượng máu về thận và các cơ quan tiêu hóa gây thiếu máu trầm trọng nhu mô dẫn đến suy giảm chức năng thận ở người bệnh.

+ Nguy cơ dẫn đến tổn thương và tăng tính thấm của màng tiểu cầu thận đối với huyết tương, máu và hồng cầu, thậm chí trụ niệu, làm bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Những môn thể thao phù hợp với bệnh nhân thận

+ Đi bộ.

+ Đạp xe.

+ Bệnh nhân suy thận chỉ nên đi dạo.

Lưu ý:  bệnh nhân thận cần lao động nhẹ nhàng, tập luyện các bài tập có cường độ thấp.

Sự khỏe mạnh của thận rất quan trọng đối với cơ thể, không những thế nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của mỗi người. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc các bệnh về thận chúng ta cần theo dõi huyết áp thường xuyên, cân bằng chế độ ăn, không ăn quá mặn, uống nhiều nước, tránh các đồ uống có cồn, cafeine, tập thể dục thường xuyên…

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh tiến triển chậm, vì vậy cần hạn chế ăn chất đạm, muối, không ăn các đồ chế biến sẵn, các đồ cay, nóng, bổ sung các loại rau, hoa quả như: đào, lê, táo, dưa hấu… Đặc biệt, người bệnh chỉ nên tập những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe và chọn những công việc phù hợp như: đánh giầy, bán báo, làm các công việc trong văn phòng…để đảm bảo bệnh tình không trầm trọng hơn.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook