Thứ Sáu, 13/09/2024 | 09:08

Tiểu không tự chủ hoặc tiểu són là tình trạng mất hoạt động tự chủ của việc tiểu tiện gây không ít khó chịu và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tiểu són có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp hơn ở tuổi trung niên hay ở phụ nữ sinh nhiều lần.

Tiểu không tự chủ là gì ?

Hệ tiết niệu của bạn bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hai quả thận là cơ quan tạo ra nước tiểu bằng cách loại bỏ chất thải khỏi máu, các niệu quản dẫn nước tiểu từ thân xuống bàng quàng, ở nơi đó nước tiểu được giữ lại tạm thời. Khi bàng quang đầy, não sẽ gửi tín hiệu rằng đã đến lúc đi tiểu. Sau đó, nước tiểu rời khỏi bàng quang khi cơ thắt mở ra, cho phép nước tiểu chảy tự do ra khỏi cơ thể qua niệu đạo.

Đây chính là quá trình hoạt động bình thường khi hệ thống tiết niệu vận hành trơn tru, cho phép chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi tiểu, khi các bộ phận thuộc hệ tiết niệu hoạt động không đồng đều hoặc có bất thường sẽ gây ra sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát.

Phân loại tiểu không tự chủ

Dựa theo nguyên nhân, đặc điểm và tác nhân gây rò rỉ nước tiểu, người ta phân tiểu són làm những loại sau:

+ Do gắng sức (hoặc do stress, do áp lực): Tình trạng rò rỉ nước tiểu xảy ra khi ho, cười, hắt hơi hoặc khi vận động, như đi bộ, chạy nhảy, tập thể dục hay những hành động gây áp lực lên bàng quang khác thường là tiểu không tự chủ do căng thẳng. Khi bị tình trạng này là do các cơ sàn chậu trở yếu và không còn hỗ trợ các cơ quan vùng chậu như bình thường nữa.

+ Do thúc giục: Loại này được đặc trưng bởi nhu cầu đi tiểu ngay lập tức, hiện tượng này xảy ra quá nhanh khiến người bệnh không kịp chạy đến nhà vệ sinh và cuối cùng là bị rỉ nước tiểu. Tiểu són do thúc giục có thể do tình trạng gọi là bàng quang hoạt động quá mức (OAB) gây ra.

+ Tiểu không kiểm soát dạng kết hợp: Là sự kết hợp của nhiều vấn đề khác nhau dẫn đến hiện tượng són tiểu. Để cải thiện triệu chứng, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có giải pháp khắc phục hiệu quả.

+ Tiểu không tự chủ do tràn: Tình trạng tắc nghẽn ở bàng quang, khiến bàng quang không thể rỗng hoàn toàn gây ra tiểu không tự chủ do tràn. Hãy tưởng tượng bàng quang như một bình đựng nước. Nếu chỉ đổ một ít nước ra khỏi bình, không phải toàn bộ vậy sẽ có nguy cơ làm đổ nước khi di chuyển, tuy nhiên tình trạng này chỉ dẫn đến lượng nước tiểu rỉ ra nhỏ giọt thay vì một lượng lớn nước tiểu lớn.

Những ai có tỉ lệ cao mắc phải tiểu không tự chủ

Tiểu són có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới nguyên nhân thường là do thai kỳ , sinh nở và mãn kinh. Nguy cơ mắc bệnh cùng tăng theo tuổi tác do khi cơ thể già đi, các cơ hỗ trợ các cơ quan vùng chậu sẽ yếu đi, điều này có nghĩa là bàng quang và niệu đạo ít được hỗ trợ hơn nên thường xuất hiện tình trạng rò rỉ nước tiểu.

Nguy cơ mắc chứng tiểu són tăng lên khi mắc các bệnh mãn tính, đã sinh con, đã trải qua thời kỳ mãn kinh, bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc đã phẫu thuật tuyến tiền liệt. Tình trạng thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh, gây suy yếu, cho phép nước tiểu thoát ra ngoài một cách mất kiểm soát khi ho hoặc hắt hơi.

Theo nhiều khảo sát, những ai có người thân  trong gia đình bị tiểu són, đặc biệt là tiểu không tự chủ cấp bách thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Bệnh thần kinh hoặc bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ.

Những hậu quả của tiểu không tự chủ

Về lâu dài, nếu tình trạng tiểu són không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến những ảnh hưởng sau:

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, làm hạn chế các hoạt động và các tương tác xã hội.

+ Các vấn đề về da, phát ban, nhiễm trùng da và lở loét có thể phát triển do da liên tục ẩm ướt.

+ Gây nhiễm trùng đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Điều trị tiểu không tự chủ do SIBO có gì khác biệt

Phục hồi chức năng tiểu tiện không tự chủ theo BYT

Y học chuyên sâu bệnh viêm bàng quang cấp

Chứng mất ngủ kinh niên: phân loại, đã có cách điều trị hiệu quả

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook