Thứ Sáu, 23/08/2024 | 17:22

Tiểu không tự chủ là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát có thể là vấn đề đáng xấu hổ đối với nhiều người, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống nói chung.

Tiểu không tự chủ là gì ?

Hệ tiết niệu bao gồm hai quả thận là những cơ quan tạo ra nước tiểu bằng cách loại bỏ chất thải khỏi máu, các niệu quản dẫn nước tiểu từ thân xuống bàng quàng, ở nơi đó nước tiểu được giữ lại tạm thời. Khi bàng quang đầy, não sẽ gửi tín hiệu rằng đã đến lúc đi tiểu. Sau đó, nước tiểu rời khỏi bàng quang khi cơ thắt mở ra, cho phép nước tiểu chảy tự do ra khỏi cơ thể qua niệu đạo.

Khi các bộ phận thuộc hệ tiết niệu hoạt động không đồng đều hoặc có bất thường sẽ gây ra sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát khi ho, hắt hơi hoặc cảm giác muốn đi tiểu diễn ra đột ngột đến mức không thể phản ứng kịp, đây được gọi là tiểu không tự chủ.

Nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ

Có nhiều lý do khác nhau gây bệnh. Những nguyên nhân này có thể khác nhau tùy thuộc vào giới tình của người bị bệnh là nam hay nữ. Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh là:

+  Tình trạng suy yếu hoặc tổn thương các cơ có chức năng ngăn ngừa việc đi tiểu, chẳng hạn như cơ sàn chậu và cơ thắt niệu đạo.

+ Phì đại tuyến tiền liệt: Khi tuyến tiền liệt lớn hơn bình thường, nó có thể gây ra một số vấn đề về kiểm soát bàng quang.

+ Sau phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt: Trong quá trình phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt, cơ thắt đôi khi có thể bị tổn thương dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nhiễm trùng bên trong đường tiết niệu có thể gây đau và làm tăng nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Sau khi điều trị, tiểu không tự chủ thường biến mất.

+ Hoạt động quá mức của cơ thắt bàng quang, cơ kiểm soát bàng quang.

+ Tình trạng tắc nghẽn ở bàng quang, khiến bàng quang không thể rỗng hoàn toàn.

+ Đột quỵ có thể khiến cơ thể gặp vấn đề về kiểm soát cơ bao gồm các cơ điều chỉnh hệ tiết niệu.

+ Mang thai: Trong thời gian mang thai, tử cung sẽ gây thêm áp lực lên bàng quang khi nó mở rộng. Tiểu không tự chủ sẽ biến mất trong những tuần sau khi sinh.

+ Mãn kinh: Mãn kinh là thời kỳ thay đổi khác trong cơ thể phụ nữ khi nồng độ hormone thay đổi nhanh chóng và các cơ sàn chậu cũng có thể yếu đi

+ Táo bón: Táo bón mãn tính có thể khiến bạn gặp vấn đề về kiểm soát bàng quang, đặc biệt ở phụ nữ lớn tuổi.

+Thuốc: Tiểu không tự chủ có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu và thuốc chống trầm cảm.

+ Rối loạn ở vùng cơ sàn chậu: Sự suy yếu của các cơ và mô ở vùng sàn chậu (thường do mang thai nhiều lần) là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu tiểu không tự chủ và sa trệ vùng chậu.

+ Do vấn đề về bàng quang từ khi sinh ra, chấn thương cột sống hoặc một lỗ nhỏ giống như đường hầm hình thành giữa bàng quang và khu vực gần đó (lỗ rò).

Triệu chứng của tiểu không tự chủ

Triệu chứng chủ yếu của bệnh là són nước tiểu nhỏ giọt liên tục hoặc lắt nhắt với một lượng lớn hoặc nhỏ. Tiểu không tự chủ thường đi kèm các triệu chứng:

+ Thường có cảm giác buồn tiểu khó kiềm chế được.

+ Tiểu đêm.

+ Đau rát khi đi tiểu.

+ Rò rỉ nước tiểu trong khi ngủ.

+ Đi tiểu tần suất nhiều hơn so với bình thường.

+ Són tiểu không kiểm soát khi ho, cười, hắt hơi, tập thể dục.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh tăng sản tuyến tiền liệt lành tính

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đêm (bàng quang tăng hoạt động)

Điều trị bàng quang tăng hoạt động của BYT

Chứng mất ngủ kinh niên: phân loại, đã có cách điều trị hiệu quả

Phân biệt các dạng viêm tiền liệt tuyến để điều trị hiệu quả

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook