Thứ Sáu, 20/05/2022 | 23:55

Các bài tập vật lý trị liệu điều trị bệnh viêm cân gan chân

Bệnh viêm cân gan chân gây đau đớn, phiền toái…ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tùy theo mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc, phẫu thuật, các bài tập vật lý trị liệu… Lợi thế của phương pháp vật lý trị liệu là có thể tập ở nhà, công sở …với thời gian linh hoạt.

Các bài vật lý trị liệu

Bài tập 1: Kéo giãn cơ lòng bàn chân

Tư thế: Người bệnh ngồi trên ghế.

Phương pháp:

+ Chân bên đau gác lên đầu gối chân không đau, một tay giữ gót chân, tay kia giữ phần đầu các ngón.

+ Tay giữ phần đầu các ngón cố gắng kéo phần đó về phía cẳng chân giúp làm căng phần cơ ở gan bàn chân. Giữ ở mức căng tối đa trong vòng 10 giây sau đó thả lỏng tay.

Thực hiện động tác kéo căng từ 5 – 10 lần.

Bài tập 2: Kéo giãn bắp chân

Tư thế: Đứng đối diện mặt tường, khoảng cách từ hai đến ba bước chân.

Phương pháp:

+ Hai tay chống vào tường, chân không đau bước lên phía trước một bước.

+ Hơi chùng gối chân không đau xuống, hạ thấp trọng tâm đồng thời kéo căng phần mặt sau bắp chân của chân bên đau.

+ Tư thế của chân bên đau luôn thẳng gối và giữ tư thế khoảng 10 giây sau đó thả lỏng trở về vị trí ban đầu.

Lưu ý: Thực hiện động tác 5 – 10 lần để đạt kết quả tốt nhất.

Các bài vật lý trị liệu điều trị bệnh viêm cân gan chân cực hiệu quả
Các bài vật lý trị liệu điều trị bệnh viêm cân gan chân cực hiệu quả

Bài tập 3: Lăn bóng

Dụng cụ: Một trái bóng: tennis, bóng gold…

Phương pháp:

+ Ngồi trên ghế, đặt quả bóng dưới đất.

+ Dẫm lòng bàn chân bên đau lên trên quả bóng.

+ Dùng chân di chuyển quả bóng từ phần gót cho tới các ngón chân.

+ Thực hiện động tác từ 3 – 5 phút.

Tác dụng: Giúp giãn cân gan bàn chân do chân tác dụng một lực vừa phải lên bóng.

Bài tập 4: Nhặt khăn

Dụng cụ: Một chiếc khăn.

Phương pháp:

+ Ngồi trên ghế cao, đầu gối vuông góc chạm mặt đất.

+ Chiếc khăn để dưới chân bên đau.

+ Dùng các ngón chân kẹp khăn vào giữa phần đốt ngón rồi nhấc lên khỏi mặt đất giúp căng cơ ở phần gan bàn chân.

+ Giữ khăn lên khỏi mặt đất khoảng 10 giây.

+ Thả khăn xuống và trở lại tư thế ban đầu.

+ Thực hiện động tác từ 5 – 10 lần.

Bài tập 5: Tập với dây thun

Dụng cụ: Dùng dây thun có độ đàn hồi tốt.

Phương pháp:

+ Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng song song.

+ Vòng dây thun qua lòng bàn chân bên đau sao cho điểm giữa dây thun ở vị trí lòng bàn chân. Hai tay cầm hai đầu dây thun.

+ Dùng tay kéo hai đầu dây thun về phía thân người để chân đau nhấc lên khỏi mặt đất. Cảm nhận sự kéo căng mặt sau cẳng chân.

+ Giữ tư thế trong 10 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 5 – 10 lần.

Lời kết

Điều trị bệnh viêm cân gan chân ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể tập và duy trì các bài vật lý trị liệu hai lần/ngày vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

 Ngoài ra cần lưu ý khởi động kĩ trước khi chơi thể thao giúp tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng của các cân, cơ, tránh những chấn thương có thể xảy ra.

Các bài vật lý trị liệu điều trị bệnh viêm cân gan chân

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Những điều cần biết về bệnh viêm cân gan chân

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook