Ung thư là căn bệnh quái ác nhưng lại không ngoại trừ ai. Cần làm gì khi ung thư tái phát để giúp bạn có niềm tin hơn vượt qua giai đoạn khó khăn.
Cho đến nay, bệnh ung thư nói chung vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật… chỉ giải quyết vấn đề trước mắt mà chưa xử lý triệt để gốc rễ của căn bệnh. Chuẩn bị kiến thức đối mặt với căn bệnh này, làm gì khi ung thư tái phát giúp bạn có thêm niềm tin vượt qua căn bệnh quái ác này.
Người mắc bệnh ung thư coi như gặp phải án tử hình vậy. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, với nền y học hiện đại, các bác sĩ có khả năng kiểm soát, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Điều này giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ.
Ung thư tái phát là nỗi lo đáng sợ của bệnh nhân ung thư |
Tuy nhiên, không thể chắc chắn rằng ung thư có quay trở lại hay không và nếu có thì khi nào phát triển trở lại, đó là điều không ai có thể biết trước. Dù không muốn, bạn nên chuẩn bị các kiến thức nếu như bệnh tái phát. Ngoài ra, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng cữ cũng như luyện tập nâng cao sức khỏe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trong quá tình hồi phục sức khỏe, để xóa bỏ cảm giác lo lắng, sợ hãi do ung thư tái phát, giải quyết những mâu thuẫn về tâm lý, người thân và bác sĩ nên cho bệnh nhân biết trạng thái tâm lý tốt vô cùng có lợi. Không nên tạo niềm tin tuyệt đối cho bệnh nhân rằng chữa trị bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh tinh thần và thể chất của bệnh nhân. Ngoài ra, các kiến thức cần trang bị cho bệnh nhân nếu như chẳng may ung thư tái phát.
1. Thông báo cho người thân và bác sĩ
Khi bạn thấy dấu hiệu sức khỏe không tốt, nghi ngờ ung thư tái phát, bạn cần chia sẻ với người thân và bác sĩ điều trị. Người nhà, bạn bè và y bác sĩ sẽ hiểu và thông cảm cho những biến đổi về cảm xúc, nhu cầu về tình cảm. Họ sẽ tiếp thêm sức mạnh và dũng khí để bạn chiến đấu với bệnh tật bằng chính sự quan tâm và ủng hộ của họ.
2. Không nên có tâm lý bi quan
Khi căn bệnh tái phát, bạn đừng nên nghĩ đến kết quả xấu nhất của bệnh. Bạn nên ghi nhớ một điều rằng, sự sợ hãi và nỗi đau chỉ là những cảm xúc nhất thời, những muộn phiền và tuyệt vọng rồi cũng sẽ qua mau, bạn nên tin tưởng vào một kết quả tốt.
3. Không nên coi việc tái phát là sự thất bại của điều trị
Khi căn bệnh tái phát, đó không phải do đợt điều trị trước thất bại, bạn hãy coi đó như một sự báo hiệu của cơ thể, chúng có thể là nhắc nhở bạn rằng:
– Những mâu thuẫn tồn tại trong cơ thể bạn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Bạn cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên môn để tiến hành điều trị tiếp.
Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp quá trình điều trị tích cực hơn |
– Thời gian vừa qua bạn đã quá căng thẳng mệt mỏi, hãy thả lỏng đầu óc thư giãn một chút.
– Có phải thói quen sinh hoạt của bạn vẫn có nhiều bất cập. Sau khi điều trị ung thư, các bác sĩ luôn khuyên bạn nên thay đổi, sắp xếp lại đời sống, sinh hoạt, công việc. Sự thay đổi không thể nhanh chóng, hoàn thành trong một ngày được.
Vì vậy, bạn hãy viết một danh sách những điều cần thay đổi để dần dần tiến hành những điều đó. Dục tốc bất đạt, cần lượng sức mình.
– Mối quan tâm hàng đầu của bạn, điều bạn cần làm ngay lập tức là coi trọng sức khỏe của bản thân minh. Không nên làm những việc không cần thiết, không tốt cho bản thân, hãy làm những điều tích cực, hỗ trợ quá trình điều trị ung thư.
Làm gì khi ung thư tái phát? Bạn nên ngay lập tức tới bác sĩ để họ giúp tìm hiểu rõ nguyên nhân tái phát. Ngoài ra, bạn hãy tự tạo niềm tin trong cuộc sống. Bạn đã thành công từ cõi chết trở về, không điều gì có thể khiến bạn sợ hãi. Củng cố niềm tin cũng như thay đổi lối sống sinh hoạt giúp bạn có thêm sự tin tưởng vào cuộc sống.
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chưa có bình luận.