Thứ Sáu, 27/03/2020 | 14:13

Thuốc ngừa thai Depo – Provera: Ưu, nhược điểm, đối tượng không nên sử dụng

Depo – Provera là thuốc hóc môn tổng hợp được sử dụng là progestin, một nội tiết tố bình thường được sản xuất bởi buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ tiêm loại thuốc này vào tay hoặc mông bạn. Mỗi mũi tiêm có tác dụng tránh thai trong 12 – 14 tuần. Tuy nhiên, sau 3 tháng, bạn nên đi tiêm lại để đảm bảo hiệu quả ngừa thai.

Thuốc tiêm ngừa thai cũng hoạt động dựa trên cơ chế tương tự với viên uống tránh thai. Nó ngăn sự rụng trứng và tăng chất nhầy ở lối vào cổ tử cung

Theo Planned Parenthood, khi được sử dụng đúng cách, mũi tiêm có tác dụng lên đến 99%. Để đảm bảo hiệu quả như mong muốn, các bạn nữ nên tiêm thuốc tránh thai mỗi 03 tháng theo khuyến cáo.

Đối với các bạn nữ không dùng thuốc chính xác như hướng dẫn – thường được gọi là sử dụng thuốc không đúng cách – tỷ lệ an toàn trượt xuống 94%. Tiêm thuốc mỗi 12 tuần là vô cùng quan trọng để đảm bảo tác dụng ngừa thai.

Khi muốn có thai trở lại

Có rất nhiều phụ nữ có thể thụ thai trong vòng 3 – 4 tháng sau khi ngừng tiêm. Một số khác lại phải mất đến 2 năm mới có thể thụ thai. Số lần bạn tiêm càng nhiều thì cơ thể bạn càng mất nhiều thời gian để trở lại bình thường. Thông thường phải mất khoảng 10 tháng.

Hormone đã tiêm vào cơ thể cần có thời gian để đào thải ra ngoài và chu kỳ kinh nguyệt phải trở lại bình thường thì bạn mới có thể có thai. Thuốc tiêm tránh thai ngăn ngừa rụng trứng, nghĩa là bạn vẫn không thể mang thai cho đến khi thuốc tránh thai ngừng hoạt động. Tuy tỷ lệ mang thai là rất thấp nhưng bạn vẫn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Nói tóm lại không có gì là tuyệt đối cả.

Ưu điểm và nhược điểm của việc tiên thuốc ngừa thai

Ưu điểm

+ Không cần phải nhớ uống thuốc ngừa thai mỗi ngày.

+ Chi phí thấp hơn so với việc dùng thuốc ngừa thai.

+ Có hiệu quả cao khi sử dụng đúng cách, nghĩa là tiêm đều đặn 3 tháng/lần.

+ Ngăn ngừa u xơ tử cung, bảo vệ bạn khỏi ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.

+ Bạn có thể xuất hiện đốm máu giữa thai kỳ hoặc không có kinh trong 1 năm sau khi tiêm.

+ Không ảnh hưởng nhiều đến việc quan hệ tình dục.

+ Không chứa estrogen, hormone có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nhược điểm

+ Nếu bạn muốn mang thai, phải dừng tiêm thuốc trước đó vài tháng.

+ Trì hoãn khả năng sinh sản sau khi ngừng tiêm.

+ Phải đi đến bác sĩ khám và kê toa.

+ Chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi: ra kinh nhiều hoặc kéo dài.

+ Không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai:

+ Tăng chảy máu âm đạo hoặc rong kinh

+ Kinh nguyệt không đều, thường kinh nguyệt sẽ dày lên trong vòng 6-12 tháng sau mũi tiêm đầu tiên

+ Tăng cân

+ Rụng tóc hoặc mọc tóc

+ Thay đổi khẩu vị

+ Căng đau ngực

+ Buồn nôn

+ Đau đầu

+ Trầm cảm

+ Thay đổi thói quen tình dục và sở thích

Những đối tượng không nên tiêm thuốc tránh thai

Mặc dù viên uống và thuốc tiêm tránh thai đều rất an toàn cho hầu hết phụ nữ, nhưng có một số trường nếu không được bác sĩ chỉ định thì không nên dùng:

+ Bệnh nhân ung thư vú

+ Bệnh thuyên tắc mạch, có bệnh sử nhồi máu cơ tim hoặc vấn đề nghiêm trọng về tim

+ Bị rối loạn đông máu di truyền hoặc tiền sử huyết khối

+ Bị đau đầu migraine có thoáng báo (Aura)

+ Đang uống aminoglutethimide để điều trị hội chứng Cushing

+ Ra máu âm đạo bất thường

+ Hút thuốc hoặc hơn 35 tuổi

+ Bị chẩn đoán bệnh Lupus

+ Bị tiểu đường không điều trị hoặc bị tiểu đường hơn 20 năm.

+ Bị loãng xương hoặc xương dễ gãy

Bạn cần thăm khám trước khi quyết định lựa chọn phương pháp nào để tránh thai.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook