Thứ Năm, 07/11/2024 | 16:10

Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn thân, điều hòa hơi thở giúp cơ thể chống lại lực cản của nước, giảm mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân và phòng bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên để mang lại những lợi ích thiết thực, lâu dài việc luyện tập cần được duy trì thường xuyên và đảm bảo thời gian bơi tối thiểu 20-30 phút/lần từ 3-4 ngày/ tuần.

Những người mắc bệnh gan thường có triệu chứng chán ăn vì vậy song song với chế độ dinh dưỡng, uống thuốc người bệnh cần tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao thể chất, tăng tốc độ trao đổi chất, cải thiện chức năng gan.

Các báo cáo thống kê cho thấy, duy trì bơi thường xuyên giúp giảm các triệu chứng của bệnh gan vừa cải thiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn của người bệnh. Việc duy trì tập luyện có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm xung huyết gan, tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu…

Các động tác phối hợp chân, tay liên tục kết hợp điều hòa hơi thở trong quá trình bơi giúp cải thiện tình trạng stress, giảm các triệu chứng của bệnh nhân viêm gan mạn tính như hồi hộp, mất ngủ, trầm cảm…đặc biệt là cải thiện phản ứng của vỏ não và hệ thần kinh tự chủ, điều hòa chức năng gan, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho toàn cơ thể.

Tuy nhiên, đối với các bệnh lý gan liên quan đến các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp khi luyện tập cần biết mức đường huyết, huyết áp cụ thể để điều chỉnh tốc độ, thời gian luyện tập cho phù hợp.

Đối với các bệnh lý về gan có ảnh hưởng cơ xương khớp, thoái hóa cần chọn những động tác ít làm tác động trọng lượng của cơ thể lên các khớp nhằm giảm tổn thương khớp nặng thêm, nên tránh các môn thể thao thiếu ô xy như bóng đá, chạy nước rút, chạy đường dài…

Quá trình tập nên tuân thủ nguyên tắc từ từ, nhất là tốc độ vận động và thời gian vận động cần tăng dần. Những bài tập khởi động cần được duy trì đầu tiên để làm ấm cơ thể trước khi thực hiện những bài tập thể lực. Cần chú ý đến những thay đổi cơ thể khi vận động, thời gian và tần suất vận động cho phù hợp với sức khỏe của mình. Việc tập luyện cường độ vừa phải, nếu cảm thấy mệt mỏi và đổ mồ hôi nên nghỉ ngơi ngay. Không nên tập quá sức.

Thời gian tập không dưới 30 phút/lần, tuần 3 lần. Đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ cấp tính hoặc gan nhiễm mỡ kèm theo suy gan, thận, tim… cần khống chế và giảm bớt lượng vận động. Đối với những người bị xơ gan đã có biến chứng dãn tĩnh mạch thực quản nên tránh tập luyện thể lực do trương lực của thành thực quản có thể gia tăng mạnh với việc tập thể lực dẫn đến nguy cơ vỡ dãn tĩnh mạch thực quản và chảy máu…

Việc tập luyện thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe kể cả với người có bệnh lý về gan. Tuy nhiên việc lựa chọn loại hình tập như thế nào, cường độ tập luyện, thời gian tập luyện bao nhiêu/ngày cần sự tư vấn của bác sĩ điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể. Qua đó các chuyên gia khuyến cáo trước khi luyện tập thể thao người mắc bệnh về gan cần xin tư vấn từ bác sĩ điều trị để lựa chọn loại hình tập luyện phù hợp vừa kết hợp các biện pháp nghỉ ngơi, điều tiết trong làm việc, sinh hoạt thể lực để tăng cường sức khỏe, chống chọi với bệnh tật và giúp bệnh mau hồi phục.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chế độ ăn có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ độ 1

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Mẩn ngứa thường xuyên đề phòng gan nhiễm mỡ

Đốm đỏ trên mặt đề phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook