Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể vì vậy nếu gan bị tổn thương, nhiễm độc sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng bất lợi cho cơ thể. Để bảo vệ và phòng ngừa gan nhiễm độc, giải độc gan là yếu tố then chốt giúp tăng cường chức năng gan.
Thống kê trong y khoa cho thấy nguyên nhân khiến gan bị nhiễm độc xuất phát từ các thói quen trong sinh hoạt như thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia và thức uống có cồn, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng, lạm dụng thuốc điều trị gây tác dụng phụ lên gan, sử dụng các loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ…Ngoài những nguyên nhân trên tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, môi trường sống và làm việc nhiều khói bụi, hóa chất…cũng là những nguy cơ gây viêm gan. Các bệnh lý về gan gồm viêm gan siêu vi B, C, sơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan…
Các loại cây có tác dụng giải độc gan
Trong tự nhiên có rất nhiều cây có tác dụng giải độc gan và làm mát cơ thể như cây cà gai leo, mã đề…tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất cần hỏi ý kiến của các bác sĩ.
Cây mã đề
Lá cây mã đề chứa nhiều vitamin A, C, K và rất giàu canxi, thân cây mã đề chứa lượng lớn aucubin – một loại glucozit có lợi cho sức khỏe có tác dụng phong nhiệt và giải độc gan, thận. Do đó, đây là cây thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc lợi tiểu và chống viêm loét.
Cây mã đề có thể phơi khô rồi sắc lấy nước và uống như nước lọc. Ngoài ra, cũng có thể dùng tươi bằng cách rửa sạch, cắt nhỏ và nấu thành các món canh khi ăn. Để mang lại hiệu quả cần duy trì ăn 3 lần/ tuần và ăn liên tục trong 2 – 3 tuần.
Cây nhọ nồi
Trong Đông y, cây nhọ nồi nổi tiếng có tính hàn, vị ngọt thanh, được sử dụng trong nhiều bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, thận. Do đó có thể sử dụng riêng cây nhọ nồi hoặc kết hợp loại cây này với các vị thuốc khác như hoàng cầm, thục địa, kinh giới, cây trinh nữ, rễ cỏ tranh… để giải độc, tuy nhiên cần tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
Cây hoa cúc
Hoa cúc là một cây thường được nhắc đến trong các cây giải độc gan. Tính ưu việt của loại cây này là tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh do chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất như tannin, inulin, flavonoid, axit hữu cơ…
Hoa cúc sẽ được phơi khô thân và hoa để pha trà uống, có tác dụng làm mát cơ thể, an thần và giúp ngủ ngon. Đặc biệt, khi kết hợp hoa cúc với hoa kim ngân và cam thảo sẽ mang đến nhiều lợi ích cho gan, đồng thời kích thích ăn ngon miệng và phòng tránh trầm cảm.
Cây rau diếp cá
Diếp cá không chỉ là loại rau được nhiều người yêu thích mà còn là cây giải độc gan rất hiệu quả. Lá và thân cây giàu vitamin A, B, chất đạm, chất xơ, sắt, canxi, kali, lipit, glucid, protit, cellulose, tinh dầu methyl nonyl ketone,… có tác dụng làm mát gan, rất phù hợp với những người bị nóng trong người, thường xuyên nổi mụn hay nhiệt miệng.
Với cây rau diếp cá cần rửa sạch rồi ăn sống hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Ăn hoặc uống nước lá diếp cá mỗi ngày không chỉ giúp thanh nhiệt cơ thể mà còn hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục chứng đầy bụng, khó tiêu…
Cây cà gai leo
Trong danh sách các cây giải độc gan còn có cây cà gai leo hay còn gọi là cà gai dây, cà bò. Loài cây này chủ yếu mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Đây là vị thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh viêm gan B bởi trong thành phần của cây chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng virus viêm gan B mạnh mẽ như flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid…
Để làm mát gan, giải độc gan, hạ men gan và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan cách đơn giản nhất là hãm cà gai leo với nước nóng rồi chắt lấy nước uống. Ngoài ra có thể sử dụng cà gai leo kết hợp với cây dừa cạn, cây chó đẻ đi sao vàng rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang. Cây cà gai leo có tác dụng mát gan, hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan B,…
Các biện pháp cải thiện chức năng gan
Để cải thiện chức năng gan cần xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn khoa học, đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cân bằng dinh dưỡng nâng cao sức khỏe toàn diện.
Để gan không bị nhiễm độc, phòng ngừa các bệnh lý về gan cần xây dựng thói quen uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5 – 2 lít/người/ngày, thường xuyên vận động, tập luyện từ 30 – 45 phút/ ngày và 2 – 3 ngày/ tuần. Lưu ý ngủ sớm và đủ giấc, đảm bảo 7 – 8 tiếng/ ngày và không thức khuya.
Không hút thuốc lá, rượu bia, thức uống có cồn. Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế stress, uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 lít/người/ngày và duy trì khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như chán ăn kéo dài, sụt cân không rõ nguyên do, da nhợt nhạt hoặc bị vàng da, đau vùng thượng vị hoặc vùng hạ sườn phải…cần đi khám ngay để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những loại kháng sinh tự nhiên cực tốt có sẵn trong bếp
Những bài thuốc trị bệnh từ cây cơm cháy
Kết quả bất ngờ từ bài thuốc trị xuất huyết với cây nhọ nồi
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.