Chủ Nhật, 06/09/2015 | 15:01

Viêm tai giữa cấp tính dịch thấm ngày càng hay gặp, ở cả người lớn và trẻ em.

Viêm tai giữa cấp tính dịch thấm ngày càng hay gặp, ở cả người lớn và trẻ em.

1. Nguyên nhân.

+ Do tắc vòi nhĩ: trẻ em thường gặp do viêm V.A quá phát. Người lớn do thay đổi áp lực không khí trong hòm nhĩ khi ở trên cao hoặc lặn xuống sâu.

+ Do cơ địa dị ứng, phản ứng quá phát các tổ chức lympho vùng mũi, họng.

2. Triệu chứng.

+ Toàn thân: không có ảnh hưởng gì đặc biệt.

+ Cơ năng:

– Đau tai ít gặp, thường có cảm giác tức như đút nút tai.

– Nghe kém rõ rệt, có thể thay đổi theo tư thế đầu và có tiếng vang (nghe tiếng nói của bản thân thay đổi giống như khi tự bịt tai rồi nói).

– Ù tai tiếng trầm, liên tục gây khó chịu.

+ Thực thể:

– Màng nhĩ lúc đầu đỏ, hơi lõm, có mạch máu nổi rõ, sau đó thấy ngấn nước hay bọt nước trong hòm nhĩ.

– Nghiệm pháp Valsalva âm tính.

3. Tiến triển và biến chứng.

+ Có thể tự khỏi khi vòi nhĩ thông trở lại, không để lại di chứng.

+ Trở thành mạn tính với dịch trong hòm nhĩ đặc hoặc thành viêm tai giữa xơ dính, với các sợi keo làm màng nhĩ dính vào thành trong, hạn chế rung động. Hiện tượng xơ dính có thể lan vào cả tai trong, hạn chế rung động.

4. Xử trí

+ Làm thông vòi nhĩ bằng bơm hơi hay nong vòi nhĩ.

+ Chống xơ dính màng nhĩ: rỏ Glyxerin bôrat 2% ấm vài lần trong ngày hoặc Hydrocortison, Alpha-chymotrypxin qua vòi nhĩ vào hòm nhĩ.

+ Đặt ống thông khí hòm nhĩ ở góc sau dưới màng nhĩ.

+ Xoa màng nhĩ: dùng bóng cao su lắp đầu ống khít vào ống tai bóp bóng nhẹ làm chuyển động cả màng nhĩ.

5. Phòng bệnh:

+ Giải quyết các nguyên nhân gây tắc vòi nhĩ như: nạo V.A, điều trị viêm mũi xoang.

+ Thực hiện các biện pháp phòng hộ: ngậm kẹo, tự thổi hơi, thông vòi nhĩ khi có thay đổi áp lực đột ngột cho thợ lặn, làm việc trong giếng chìm, người leo núi, người đi máy bay…

yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook