Bệnh nói lắp là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh nói lắp ra sao? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa bệnh nói lắp
Nói lắp là một dạng rối loạn trong giao tiếp bằng lời nói mà trong đó, người nói lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ hay trọng âm, khiến cho mạch giao tiếp bị gián đoạn. Người nói lắp có thể có biểu hiện căng thẳng, nháy mắt liên tục hoặc run môi. Tình trạng nói lắp thường xuyên sẽ gây khó khăn cho các hoạt động giao tiếp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người nói lắp.
Tổng quan bệnh Tật nói lắp
Khi chúng ta nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má và thanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phân tích lời nói đến vùng phân tích vận động của lời nói (vùng Broca). Khi các bộ phận này không phối hợp được thật tốt với nhau thì lời nói phát ra sẽ khó khăn và sinh ra tật nói lắp.
Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong cách diễn đạt lời nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc các từ được lặp đi lặp lại.
Nói lắp là điều bình thường ở trẻ từ 2 – 3 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp. Tuy không phải là bệnh nhưng nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức, ức chế và khổ tâm cho người mắc. Vì nói năng khó khăn nên họ dần trở nên cô độc, thu mình lại, xấu hổ và mặc cảm.
Nói lắp thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, ở người thuận tay trái nhiều hơn người thuận tay phải.
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.